Chuyên gia hang động ở Việt Nam sang Tham Luang để học hỏi cách cứu hộ

0
11
Trạm bơm nước ra khỏi hang Tham Luang để cứu hộ đội bóng nhí cùng huấn luyện viên kẹt trong hang từ 23/6. Ảnh: NVCC.

Theo ông Howard, dù hệ thống hang đang khai thác ở Quảng Bình ít xảy ra lũ lụt nặng nhưng các công ty tour vẫn phải cẩn trọng. 

Chiều 4/7, chuyên gia hang động người Anh, Howard Limbert, người công bố hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, cùng cộng sự người Việt bay đến Chiang Rai, Thái Lan. Mục đích của đoàn là nghiên cứu công tác cứu hộ và đánh giá lại quy trình ứng phó khẩn cấp cho hoạt động khám phá hang động tại Quảng Bình.

Trạm bơm nước ra khỏi hang Tham Luang để cứu hộ đội bóng nhí cùng huấn luyện viên kẹt trong hang từ 23/6. Ảnh: NVCC.

Trạm bơm nước ra khỏi hang Tham Luang để cứu hộ đội bóng nhí cùng huấn luyện viên kẹt trong hang từ 23/6. Ảnh: NVCC.

– Nhóm của ông đã rút ra được bài học gì từ công tác cứu hộ đội bóng nhí ở Thái Lan?

– Chúng tôi nhận thấy là đây là một chiến dịch có quy mô rất lớn, cần những người dày dạn kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực cứu hộ hang động. Quân đội Thái Lan phân công tìm kiếm ở các giai đoạn và khu vực khác nhau. Hải quân phụ trách hoạt động lặn. Những lực lượng khác tìm kiếm các lối vào khác trên núi. Hiện có hàng nghìn người cùng tham gia hoạt động giải cứu này.

Chính quyền Thái Lan đã kịp thời huy động những thợ lặn hang động hàng đầu trên thế giới. Đây là những người đầu tiên tìm thấy bọn trẻ. Đã có thêm nhiều thợ lặn, chuyên gia cứu hộ hang động người Anh bay đến vào ngày 5/7 cùng với các trang thiết bị bổ sung để giải cứu đội bóng. Nếu không có các thợ lặn này thì những đứa trẻ có thể đã không được tìm thấy kịp thời.

– Ông đánh giá thế nào về nguy cơ tiềm ẩn xảy ra lũ nhanh, khiến người bị mắc kẹt trong hang động ở Quảng Bình?

– Vì đã được nghiên cứu kỹ, các hang động đang khai thác có rất ít rủi ro ngập lụt trong khoảng thời gian mà chúng tôi tổ chức tour (tháng 1 đến tháng 8). Các hang động có nhiều lối vào khác nhau và đều có diện tích lớn. Trong trường hợp có lũ xuất hiện, các khu vực này đều có những lối thoát nước riêng để tránh cho mực nước dâng cao.

Chúng tôi từng thấy lũ lụt ở hang Khe Ry thuộc Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Chúng tôi không tổ chức tour thám hiểm trong hang này. Nhưng đôi khi nó gây ra một số trận lũ ở Sơn Đoòng nằm ở hạ lưu. Nước từ hang Khe Ry chảy từ biên giới Việt Lào nên có thể ở Việt Nam không mưa, nhưng mưa ở Lào vẫn làm tăng lượng nước trong hang Sơn Đoòng.

Khi nước lên, chúng tôi sẽ theo lối đi bộ trên cao đã được chuẩn bị sẵn, để đi vào cửa hang Sơn Đoòng. Nếu mực nước cao hơn, chúng tôi sử dụng cầu treo lắp ráp phía trên của hang Sơn Đoòng để băng qua sông bằng các thiết bị an toàn. Điều này cho phép chúng tôi vào được hang Sơn Đoòng một cách an toàn ngay cả khi các con sông dâng cao bất thường, có khi đến 80m. 

Trong thời điểm tổ chức tour, nếu nước có dâng thì cũng sẽ rút rất nhanh trong vòng 3 giờ, xuống còn 50m, cho phép du khách di chuyển trong hang mà không có nguy hiểm nào. Chúng tôi không tổ chức các tour thám hiểm trong mùa mưa, từ tháng 9 đến giữa tháng 11. Nếu tuân theo các quy tắc này, sẽ không có bất kỳ tai nạn lũ lụt nào xảy ra như ở Thái Lan.

. Ảnh: NVCC.

Ông Howard Limbert (trái) hiện là Trưởng nhóm thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tại Việt Nam, Cố vấn trưởng kỹ thuật an toàn của Oxalis Adventure. Ảnh: NVCC.

– Vậy nguy hiểm tiềm ẩn với các tour hang động ở Quảng Bình mà ông đang làm cố vấn kỹ thuật an toàn là gì?

Chúng tôi luôn cố gắng giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, khi tổ chức các tour du lịch mạo hiểm, vẫn còn có một số sự cố mà chúng tôi không thể kiểm soát hoàn toàn như trượt ngã trên đá và có thể bị gãy xương. Thực tế chúng tôi đã mang hàng nghìn khách du lịch đến thám hiểm hang động mỗi năm, và may mắn chưa có chuyện đáng tiếc nào xảy ra.

Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều tai nạn xảy ra trong một số tour du lịch mạo hiểm tại Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng xấu tới tất cả công ty đang khai thác tour mạo hiểm. Vì vậy, chúng ta nên áp dụng tiêu chuẩn chung cho tất cả công ty tổ chức du lịch mạo hiểm.

– Ông nghĩ sao về việc lập một đội cứu hộ ở Việt Nam?

Việc tập hợp tất cả nguồn lực mà chúng ta đang có để cùng hỗ trợ giải quyết khi xảy ra tai nạn là một ý tưởng hay. Đội cứu hộ này sẽ sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ tổ chức, cơ quan nào cần hỗ trợ.

Tuy nhiên, các công ty tổ chức du lịch mạo hiểm cũng phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn, đầu tư trang bị các thiết bị chuyên dụng cần thiết cho trường hợp cứu hộ khẩn cấp trong rừng hoặc hang động.

Tai nạn luôn có thể xảy ra, vì vậy chúng ta phải giảm thiểu rủi ro hết mức có thể, có một quy trình rõ ràng để phản ứng với mọi tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nguồn: Vnexpress.net