Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

0
21
Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Bến xe Chợ Lớn, hiệu thuốc hay khu nhà trọ của người Hoa là nội dung chủ yếu trong loạt ảnh do Patrick Zachmann chụp gần 30 năm trước.

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Patrick Zachmann là nhiếp ảnh gia Pháp sinh năm 1955. Ông bắt đầu hành nghề chụp ảnh tự do từ năm 1976 và trở thành thành viên của tạp chí ảnh quốc tế Magnum Photos từ năm 1990.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ông có đến Sài Gòn. Dịp này, ông đã ghi lại nhiều bức hình về cuộc sống của người dân quanh khu Chợ Lớn.

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Trong hình là một góc đường Lê Quang Sung, gần bến xe Chợ Lớn. Phía xa là tháp chuông nhà thờ Cha Tam. Đây là một nhà thờ cổ nổi tiếng của khu vực Chợ Lớn.

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Chợ Lớn được thành lập vào thế kỷ 19. Đến tháng 4/1931, chợ được sáp nhập vào Sài Gòn, cho ra đời cái tên Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1956, Sài Gòn trở thành cái tên chính thức và kể từ đó, khi nhắc đến Chợ Lớn, người ta chỉ biết đó là tên của một ngôi chợ hay một khu vực tập trung đông đúc người Hoa sinh sống.

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Ngày nay, Chợ Lớn được dùng để chỉ vùng đất bao gồm quận 5, quận 6, quận 10 và một phần của quận 11. Trong đó quận 5 là khu vực sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Việt gốc Hoa.

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Bên trong một hiệu thuốc đông y của gia đình người Hoa ở Chợ Lớn.

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Cảnh công nhân tại một xưởng sản xuất giày nổi tiếng ở Sài Gòn thời bấy giờ. Cho đến nay, thương hiệu này vẫn còn tồn tại.

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Hai nữ công nhân đang làm việc tại một xưởng giày dép.

Một vòng khu phố người Hoa lâu đời nhất ở Sài Gòn
 
 

Một vòng khu phố người Hoa lâu đời nhất ở Sài Gòn

Một vòng khu phố người Hoa ở Sài Gòn sau gần 30 năm. Video: Phong Vinh – Trần Hằng.

Ảnh: Patrick Zachmann/ Magnum Photos

Nguồn: Vnexpress.net