Cây của mẹ

0
11

Mời bạn đọc xem tất cả bài thi được đăng tại đây

GXM4Z0Rf.jpgPhóng to
Ảnh chỉ mang tính minh họa của tác giả Lý Chí Hùng dự thi ảnh Người phụ nữ trong tôi của Tuổi Trẻ Online

Mời chia sẻ lời yêu thương

Ngay bây giờ, bạn đọc có thể truy cập trang web của cuộc thi viết Giúp mẹ ngày xuân tại http://tuoitre.vn/giup-me-ngay-xuan để gửi những lời yêu thương, chia sẻ đến cha mẹ, ông bà, con cháu, bạn bè… trong những ngày cuối năm này. Đây không phải là nội dung dự thi.

Cách tham gia rất đơn giản: truy cập trang thi, bấm vào mục “Chia sẻ lời yêu thương” hoặc bấm vào banner “Chia sẻ lời yêu thương” ở góc trên bên phải trang web và làm theo hướng dẫn.

Bộ phận phụ trách trang web sẽ chọn lọc và giới thiệu các lời chúc.

Mấy chị em cũng phụ một tay, lịch kịch khuân gạch xếp ô trong lúc mẹ đổ bùn, rồi gieo thóc. Thóc giống ủ trong bao nước ấm, đâm rễ trắng xóa. Mở bao ra, như thấy hương cốm nếp và vị ung úng cũng bay ra. Mẹ bốc từng nắm thóc, thoăn thoắt rải xuống mặt bùn loang loáng nước.

Bóng mẹ lom khom, bóng từng vạt thóc hạt giống mỏng như dải lụa rơi trong cái nắng xuân mà lại vàng rực như nắng hè. Tiếng thóc chạm bùn rào rạo như mưa. Tôi nghe thấy cả sự rạo rực cựa mình của mùa xuân trong đó.

Sáng dậy, mẹ thường ra sân vạch tấm nilông xem mạ thế nào. “Mạ ngồi rồi! Cứ đà này, tầm mùng 5, mùng 6 giêng là cấy được” – giọng mẹ phấn khởi. “Đám này không biết sao bị hư?” – mẹ lo lắng gọi bố ra coi. Chúng tôi đùa “mẹ chăm mạ hơn chăm con”. Mẹ bảo “thì mấy đứa lớn cả rồi, đâu có non như mạ”.

Tôi thích những đêm xuân, mở hết các cửa nhà ngang, nhìn ra mấy luống mạ phơi sương như đang thức. Gió kêu loạt soạt trên tấm nilông trắng. Mưa rơi lất phất xuống đám mạ non. Mạ xôn xao. Lòng tôi cũng lao xao. Sáng sau, mẹ lại che mạ, đứa em nhìn, bảo “mẹ buông màn cho nó “ngủ”.

Mùa xuân là tết trồng cây, chị em tôi tặc lưỡi “vậy thì năm nào, mẹ cũng trồng nghìn cây”.

Nhưng năm tôi học lớp 9, mẹ không trồng mạ. Mẹ sinh em bé vào ngày 21 tháng chạp. Cả nhà tôi hoan hỉ, trừ tôi ra. Bố tôi xăm xắn đi chợ, mua hành, muối dưa, cất rượu… những việc vốn là của mẹ trong những ngày giáp tết. Bố còn… chơi sang, mua hẳn một chậu quất rúc rích quả vàng về đặt trước nhà (đấy cũng là lần duy nhất nhà tôi chơi cây ngày tết).

Sáng 23 tết cả nhà tôi lịch kịch chuẩn bị đồ đưa mẹ và em bé từ trạm xá về. Riêng tôi chui vào nhà ngang, giả vờ bận học. Chiều hôm đó, bố và em kế tôi lại hì hục khuân gạch, gánh bùn, làm ô gieo mạ. Tôi chẳng thèm đoái hoài tới việc chuẩn bị tết, cũng chẳng thèm ngắm những luống mạ ngoài sân.

Việc tôi đã lớn mà lại có em thứ hai làm tôi thấy xấu hổ với bạn bè, thành thử tôi ghét lây sang mẹ. Nghe tiếng oe oe của đứa em đỏ hỏn, nhìn vẻ mặt mẹ âu yếm cưng nựng nó, và cảnh đứa em kế rí ráu, hân hoan vừa giúp bố làm mạ vừa hỏi chuyện đặt tên em, tôi càng bực bội.

Khi mấy người hàng xóm đi qua, hỏi han tình hình mẹ tôi và em bé, bảo bố tôi có phúc khi năm nay lại được gánh phần làm mạ và nhìn tôi cười xởi lởi: “Nhất chị cả, hai tay hai em tha hồ dung dăng dung dẻ khắp làng”, tôi lại tủi đến ứa nước mắt. Tôi chỉ chực lao ra sân, đá tung tóe cái bịch thóc giống kia ra.

Tối đó, sau khi ăn cúng ông Táo, tôi vào phòng trong, giả vờ đi ngủ để tránh những người họ hàng sang chơi. Trong phòng, mẹ đang thay tã lót cho em. Nhìn thấy tôi, mẹ bảo: “Sao chị cả mặt cứ bí xị từ sáng đến giờ thế? Còn không ra trạm xá đón em. Nhìn xem, em nó có cái mắt với má giống chị cả như đúc”. Nghe đến từ “chị cả” tôi lại ức chế.

Tôi không thèm đáp lời mẹ, vờ ngáp ngắn ngáp dài rồi nằm nép vào góc tường, trùm chăn kín. Sợ mẹ vặn hỏi, tôi ấm ức khóc không thành tiếng trong chăn rồi thiếp đi lúc nào không biết…

Trong lúc mơ màng quay người ra bên ngoài, tôi chợt thấy là lạ. Tôi vừa chạm phải cái gì mềm mại, âm ấm. Và dường như có sự mới mẻ nào trong buồng ngủ khiến tôi ban đầu còn ngỡ ngàng như đang nằm ở nơi không phải nhà mình. Tôi dụi mắt cho tỉnh hẳn. Dưới ánh sáng nhàn nhạt của ngọn đèn quả nhót, tôi thấy nằm sát bên mình là một đứa bé đang ngủ ngon lành.

Đứa em nằm trong cái chăn lông mượt, gọn lỏn như con thỏ bông ở nhà tôi, nhè nhẹ thở. Hai má còn nhăn nheo, hai mắt nhắm nghiền, cái miệng chúm chím như đang nún vú mẹ, mùi sữa hoi hoi, thơm thơm tỏa ra từ thân hình nhỏ bé.

Tôi đưa tay chạm thử lên má đứa em, nó liền rụt cổ lại, ngọ ngoạy cái đầu, kêu ọ ọe. Hàng lông mi màu hung, lông mày phơn phớt của nó khiến tôi thích thú. Tôi bất giác sờ lên hàng lông mày nhạt toẹt của mình, tự nhủ: “Hình như nó giống mình thật”. Tự nhiên tôi cảm thấy một sự ngọt ngào, thú vị trong lòng. Tôi rón rén ôm em bé và ngắm nó không biết chán.

Ngoài sân, có tiếng mưa lất phất trên những tấm nilông che mạ. Những cây giống no ấm ấy khiến tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng là cây của bố mẹ. Xuân này, mẹ đã gieo xuống gia đình tôi một mầm cây thật quý.

Cuộc thi viết “Giúp mẹ ngày xuân” đến 24g ngày 31-12-2013 đã hết hạn nhận bài.

Cuộc thi là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình “Giúp mẹ ngày xuân” do Hội liên hiệp Thanh niên VN TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM phối hợp tổ chức, với sự tài trợ của Công ty Procter & Gamble Việt Nam và Saigon Co-op. Lễ trao giải dự kiến vào ngày 12-1-2014 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.

Cơ cấu giải thưởng:

Mỗi giải thưởng gồm giấy chứng nhận của ban tổ chức và các sản phẩm từ đơn vị tài trợ, cụ thể:

– 1 giải nhất: 1 chuyến du lịch dành cho người đoạt giải đi cùng với mẹ trị giá 20 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm Ariel và Downy của P&G

– 1 giải nhì: 1 máy giặt trị giá 5 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm Ariel và Downy của P&G

– 1 giải ba: 1 lò viba trị giá 3 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm Ariel và Downy của P&G

– 1 giải bài viết được bạn đọc bình chọn nhiều nhất (dựa trên số lượng bạn đọc bình chọn cho bài viết tại trang web của cuộc thi): 1 máy hút bụi trị giá 3 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm P&G (12 gói sản phẩm Tide + Downy)

– 6 giải khuyến khích: 1 năm sử dụng sản phẩm P&G (12 gói sản phẩm Tide + Downy)

* Trừ các sản phẩm của P&G (Tide + Downy + Ariel), các phần thưởng còn lại đều có thể quy thành tiền nếu thí sinh có nhu cầu.

Nguồn: Dulich.tuoitre.vn