Cây cầu hơn nửa thế kỷ chứng kiến thăng trầm trên bán đảo Liên Triều

0
9
Cầu ngừng hoạt động năm 1976 sau khi xảy ra sự kiến gây chấn động thế giới - Axe Murder. Ảnh: Seoul guide.

Nhiều người từng quyết đi qua cây cầu No Return để sang phía Hàn Quốc, dù không còn cơ hội gặp lại gia đình mình một lần nữa.

Bridge of No Return (Cây cầu Một đi không trở lại) nằm trong khu vực an ninh chung JSA (Joint Security Area), gần làng đình chiến Panmunjom của Hàn Quốc – Triều Tiên. Hai đầu cầu đều có điểm kiểm tra an ninh của hai nước, với binh lính được trang bị đầy đủ súng ống.

Khác với những cây cầu nối biên giới hai nước trên thế giới, No Return nằm chính giữa đường ranh giới quân sự của hai miền Triều Tiên. Nó được dùng để trao đổi tù nhân chiến tranh năm 1953. 

Cầu ngừng hoạt động năm 1976 sau khi xảy ra sự kiến gây chấn động thế giới - Axe Murder. Ảnh: Seoul guide.

Lần cuối cùng cầu được dùng với mục đích trao đổi tù binh là năm 1968. Ảnh: Seoul Guide.

Vào năm 1953, nhiều tù binh chiến tranh không muốn trở về quê nhà. Những người này được đưa tới cầu Một đi không trở lại và lựa chọn ở lại bên mà họ đang bị giam giữ, hoặc bước qua cầu để về nhà. Điều đặc biệt là một khi đã lựa chọn, số phận những người này cũng được định đoạt theo. Họ sẽ không bao giờ được phép quay trở lại, một khi đã đặt chân sang phía bên kia cây cầu.

Cũng chính vì quyết định này mà nhiều tù nhân chiến tranh đã không còn cơ hội để gặp lại gia đình mình một lần nữa.

Cây cầu đi qua là không thể trở về ở biên giới Hàn - Triều
 
 

Cây cầu đi qua là không thể trở về ở biên giới Hàn – Triều

Nguồn: YouTube. 

Một trong số sự kiện nổi tiếng nhất liên quan đến cây cầu này dẫn đến việc đóng cửa là Axe Murder – vụ giết hai binh lính Mỹ của Triều Tiên. 

Vào ngày 18/8/1976, đại úy Arthur G. Bonifas và thiếu úy Mark T. Barrett của quân đội Mỹ được cử tới Khu vực An ninh chung JSA. Nhiệm vụ của họ là cắt tỉa cây dương đang che khuất tầm nhìn của một trạm chỉ huy thuộc Liên Hợp Quốc ở cầu No Return, biên giới liên Triều.

Các binh lính Triều Tiên khi đó đã bủa vây và dùng rìu tấn công hai người lính trên. Họ khẳng định cái cây mà quân đội Mỹ đang cắt tỉa là do chính tay cố chủ tịch Kim Nhật Thành trồng.

Hình ảnh đó đã được rất nhiều camera an ninh ghi lại, vì nó diễn ra ngay ở JSA. Tổng thống Mỹ, khi đó là Gerald Ford, đã kịch liệt phản đối hành động trên và đe dọa Triều Tiên sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, Ford không tấn công quân sự, mà cử một lực lượng tới đây để đốn hạ cái cây mà không báo trước cho Triều Tiên. 

Binh lính Mỹ đang đốn hạ cây dương trong chiến dịch Paul Bunyan. Ảnh: Timeline.

Binh lính Mỹ đang đốn hạ cây dương trong chiến dịch Paul Bunyan. Ảnh: Timeline.

Theo Huffington, sự kiện khi đó diễn ra căng thẳng. Phía Mỹ hành động chỉ sau cuộc tấn công bằng rìu 3 ngày.

Quân đội Mỹ đã cử 200 lính tiến hành chặt cái cây được cho là do Kim Nhật Thành trồng. Nếu phía Triều Tiên có động tĩnh, người Mỹ sẽ ngay lập tức cử thêm 2.000 lính đặc công từ căn cứ quân sự Thái Bình Dương. 40.000 binh lính Mỹ đang đóng quân tại đó và hàng triệu lính Hàn Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. 

Phía Mỹ cũng trang bị đầy đủ vũ khí hạng nặng. 27 trực thăng chiến đấu chỉ chờ lệnh quần thảo trên bầu trời Triều Tiên và ba máy bay ném bom B-52. Chiến dịch cắt cây dương này được gọi là Chiến dịch Paul Bunyan. Khi đó, quân đội Mỹ đã tuyên bố tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao – DEFCON 3, theo Timeline.

Triều Tiên khi đó cũng có lực lượng đối phó, nhưng đã không chọn giải pháp can thiệp. Kết quả, cái cây bị đốn hạ trong gần một tiếng và không có nổ súng.

Sau sự kiện này, cầu No Return đóng cửa vĩnh viễn. Phía Triều Tiên đã xây một cây cầu mới để thay thế, đó là cầu 72 giờ (do được hoàn thành chỉ trong 72 giờ), nằm ở một nửa phía bắc của JSA.

Ngày nay, du khách khi tới tham quan khu vực Phi quân sự ở làng Panmunjom cũng sẽ nhìn thấy cây cầu nổi tiếng No Return này.

Nguồn: Vnexpress.net