Phóng to |
Cào cào được cân chỉnh máy móc cẩn thận trước khi vào cuộc đua – Ảnh: MAI VINH |
Điểm đặc biệt của cuộc thi này cũng như CLB môtô địa hình Việt Nam là các tay đua đều là những doanh nhân, kỹ sư, chuyên viên đồ họa…
Các tay đua dự thi ở hạng chuyên nghiệp tham gia vòng loại sẽ đua 5 vòng, ở hạng bán chuyên đua 3 vòng với hình thức đối kháng. Số vòng đua sẽ nâng lên 2-3 vòng ở trận đua chung kết. Cuộc thi đã thu hút hàng trăm khán giả, theo thông tin từ ban quản lý khu du lịch thác Đambri, lượng khách đã tăng 30% so với các dịp cuối tuần khác trong năm.
Sau một ngày thi đấu theo thể thức đối kháng, giải đua xe môtô địa hình toàn quốc hưởng ứng Tuần văn hóa trà Lâm Đồng 2012 đã khép lại với giải nhất hạng bán chuyên được trao cho hai tay lái Đặng Quốc Tuấn, Công ty nhập khẩu và phân phối rượu Tân Khoa. Ở hạng chuyên nghiệp, giải nhất thuộc Đặng Trung Dũng, thành viên CLB Con Cào Cào (Q.3, TP.HCM). |
Loại xe được sử dụng trong cuộc đua dòng “dirt bike – địa hình” không kính chiếu hậu, không đèn, không cả chân chống với hai phuộc trước nhổng lên cao được ví như những con cào cào. Xe tham dự cuộc đua không giới hạn công suất động cơ, tuy nhiên các tay đua chủ yếu dùng xe từ 150 – 450 phân khối.
Đường đua nằm ngay trong khu du lịch thác Đambri, dài khoảng 1,4km xuyên qua một đồi chè và rừng cây. Bên cạnh địa hình tự nhiên gồ ghề là địa hình do ban tổ chức thiết kế, chủ yếu là các mô đất nhằm tạo những cú bay xe ngoạn mục hoặc những hố bùn được bơm nước liên tục.
Ông Nguyễn Ngọc Hoan, chủ nhiệm CLB môtô địa hình Việt Nam, cho biết đường đua tại Đambri là đường đua khó so với những đường đua mà các tay lái từng trải qua. Điểm khó nhất của địa hình này là sình chỉ chiếm một lớp mỏng trên mặt tại các điểm có bơm nước nên các tay đua dễ bị trượt bánh.
Thú chơi “cào cào” du nhập vào Việt Nam đã nhiều năm, tuy nhiên chỉ thật sự rộ lên khoảng 4 năm trở lại đây. Theo những người chơi “cào cào” tại Việt Nam, cản trở lớn nhất là thể hình người Việt Nam thường nhỏ so với những chiếc xe cao lêu nghêu, thậm chí nhiều tay đua không chạm được chân xuống đường khi ngồi lên xe. Khi đua trong những địa hình trơn trượt sẽ rất khó để chống chân nếu xe ngã.
Các tay đua cũng cho rằng đây là môn chơi không quá nguy hiểm nhưng đòi hỏi sức khỏe và phản xạ tốt. Cuộc đua đã chứng kiến một số tay đua không gượng dậy nổi sau khi ngã xe dù không bị chấn thương, độ dằn xóc lớn cộng với việc tập trung cao độ đã khiến nhiều người cạn sức.
Phóng to |
Lốp xe đặc trưng của dòng xe địa hình – Ảnh: MAI VINH |
Do dàn xe cao với phuộc trước nhổng cao nên dòng xe thể thao địa hình – dirt bike được các tay chơi tại Việt Nam gọi là “cào cào” – Ảnh: MAI VINH |
“Cào cào” dũng mãnh lội bùn – Ảnh: MAI VINH |
Một tay đua kiệt sức sau nhiều lần xe bị ngã trên con đường sình lầy – Ảnh: MAI VINH |
40 tay đua khắp cả nước tranh tài trên con đường nhỏ men theo đồi chè – Ảnh: MAI VINH |
Những cú bay xe luôn nhận được sự tán thưởng của người xem – Ảnh: MAI VINH |
Phía sau những chiếc “cào cào” dũng mãnh thường là những cột bụi bốc cao – Ảnh: MAI VINH |
Trong cuộc đua tại Đambri, không một tay đua nào không ngã dưới ba lần, đối với dân chơi “cào cào” ngã xe là chuyện thường – Ảnh: MAI VINH |
Phóng to |
Tay đua Russell Williams (Mỹ) thư giãn với “đối thủ” sau cuộc đua – Ảnh: MAI VINH |
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn