Cảm giác mạnh ở khách sạn nguy hiểm bậc nhất thế giới tại Mỹ

0
42
Toà tháp giữa mênh mông sóng nước của vùng Hurricane Alley, khu vực nhiều bão bậc nhất Đại Tây Dương. Đó là lý do nó được mệnh danh là một trong những khách sạn nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Frying Pan Tower.

Ngồi xích đu lơ lửng trên biển ở khách sạn Frying Pan Tower, Charles nghĩ: “Mình sẽ không phải người đầu tiên bỏ mạng ở đây”.

Đó là khoảnh khắc luật sư 39 tuổi đến từ thành phố New Bern (Mỹ) khi đang ở khách sạn Frying Pan Tower (Ngọn tháp chảo chiên), nơi từng là một ngọn hải đăng cách bờ biển bang North Carolina, Mỹ khoảng 50 km. 

Trải qua một tiếng lên xuống thuyền vài lần, Charles và 7 người bạn mới có thể đặt chân lên toà tháp. Họ tận hưởng một cuối tuần điển hình như bao vị khách đến toà tháp này với những trải nghiệm vui vẻ, kích thích và có đôi chút lo lắng khi rảo bước trên lối đi cao 27 m so với mặt nước hoặc bơi vào những cơn sóng cao tới 1,5 m.

Toà tháp giữa mênh mông sóng nước của vùng Hurricane Alley, khu vực nhiều bão bậc nhất Đại Tây Dương. Đó là lý do nó được mệnh danh là một trong những khách sạn nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Frying Pan Tower.

Toà tháp giữa mênh mông sóng nước của vùng Hurricane Alley, khu vực nhiều bão bậc nhất Đại Tây Dương. Đó là lý do nó được mệnh danh là một trong những khách sạn nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Frying Pan Tower.

Kể từ khi Frying Pan mở cửa vào năm 2012, du khách từ khắp nơi tìm đến đây để ngắt kết nối với thế giới công nghệ hoặc quây quần bên gia đình và bè bạn giữa bao la sóng nước. Richard Neal, kỹ sư công nghệ, mua lại ngọn hải đăng này trong một phiên đấu giá của chính phủ Mỹ vào năm 2010. Cùng với vợ con và vô số tình nguyện viên, Richard dành 2 năm để sửa chữa toà tháp: khôi phục hệ thống ống nước và điện, dọn dẹp nội thất bên trong.

Richard còn xây một bãi đỗ trực thăng có kích thước 24×24 m, biến ngọn hải đăng thành một địa chỉ lưu trú độc đáo. Những vị khách đầu tiên đến đây – một gia đình 4 người, cho rằng trải nghiệm này thật mộc mạc.

“Họ ngủ trong một căn phòng lớn trên nệm hơi. Chúng tôi có điện, nhưng phải dùng một chiếc máy phát tốn xăng ồn ào. Chúng tôi có lắp vòi nước cho khách tắm, nhưng đó vẫn là một nơi thô kệch”, Richard hồi tưởng.

Ông đã đi một chặng đường dài để Frying Pan tiện nghi hơn như ngày nay, với 5 phòng twin và 3 phòng có giường đôi cỡ lớn. Khách sạn luôn có hai người trông nom. Richard và gia đình thường ngủ trong một phòng khác.

Phòng ốc được trang trí mộc mạc, với đồ dùng cổ điển để duy trì màu sắc lịch sử và nét quyến rũ của ngọn hải đăng của Hải quân Mỹ. Một phòng ở đây có giá từ 598 USD một người cho 3 đến 4 đêm, bao gồm ăn uống cơ bản song chưa gồm chi phí đi lại. Ảnh: Frying Pan Tower.

Phòng ốc được trang trí đơn giản, với đồ dùng cổ điển để duy trì màu sắc lịch sử và nét quyến rũ cho ngọn hải đăng của Hải quân Mỹ. Một phòng ở đây có giá từ 598 USD mỗi người cho 3 – 4 đêm, bao gồm ăn uống cơ bản song chưa gồm chi phí đi lại. Ảnh: Frying Pan Tower.

Khách có thể dùng 2 phòng tắm phục vụ nước nóng. Bể chứa 41 m3 hứng nước mưa trong những trận bão trên biển. Toà tháp chủ yếu dùng điện mặt trời, đôi khi cần đến chiếc máy phát nhỏ. Nhân viên phục vụ đồ ăn, nhưng khách thường đi câu ngoài biển và nấu nướng mỗi tối.

Trong khi Charles cho rằng kỳ nghỉ của mình ở toà tháp hoàn toàn tiện nghi và thoải mái, anh không thể phủ nhận rằng hành trình đến đây có thể rất khó khăn, tùy thuộc vào phương tiện khách lựa chọn. Ngoài thuê một chiếc trực thăng từ thành phố Southport, North Carolina và đến tháp trong 20 phút, du khách có thể thuê hoặc tự lái thuyền tới đây.

Ban ngày, du khách chơi bắn đĩa tự huỷ sinh học, bi-a hoặc lặn ngắm san hô (nếu may mắn bạn sẽ thấy cá mập) tại những vùng biển được bảo vệ và tắm nắng trên bãi đỗ trực thăng. Những golf thủ thậm chí có thể ném bóng golf xuống đại dương để chiều lòng lũ cá (bóng làm từ thức ăn cho cá). Đêm xuống, dải ngân hà sẽ hiện ra trước mắt họ.

Những sinh vật biển tự do bơi lội dưới chân ngọn tháp. Ảnh: Frying Pan Tower.

Những sinh vật biển tự do bơi lội dưới chân ngọn tháp. Ảnh: Frying Pan Tower.

70% khách đến toà tháp này vào cuối tuần; từ tháng 4 đến tháng 6, tháng 9 và 10 là thời gian lý tưởng nhất. Những vị khách quen thường đón giao thừa tại đây. Ngay cả vào mùa bão, nơi này vẫn đón khách.

Chính Richard đã ở trên tháp cùng ba đứa con trong cơn bão Arthur. Vài tấm pin mặt trời và một cánh cửa sổ bị cuốn bay trong cơn bão với sức gió 160 km/h. Ông cho rằng toà tháp lúc đó “chỉ khẽ rung chuyển”. “Đó là một cuộc phiêu lưu và nó rất an toàn vì chúng tôi đã trải qua. Chắc chắn nó không hề giống một chuyến tàu lượn ở công viên Disneyland”, Richard bày tỏ.

Cảm giác mạnh ở khách sạn nguy hiểm bậc nhất thế giới ở Mỹ
 
 

Cảm giác mạnh ở khách sạn nguy hiểm bậc nhất thế giới ở Mỹ

Toà tháp giữa một cơn bão. Video: Frying Pan Tower.

Bảo Ngọc (Theo Condé Nast Traveler)

Nguồn: Vnexpress.net