Bi kịch phía sau tên một thành phố

0
16
Tượng Antinous được tìm thấy tại Delphi, một địa điểm khảo cổ và hiện cũng là một trị trấn thuộc vùng Phocis ở miền trung Hy Lạp. Ảnh: Michael Turner.

Italy Dưới ánh nắng cuối hè vào một ngày tháng 10 năm 130, người ta tìm thấy thi thể một người đàn ông nổi trên dòng nước lũ ở sông Nile.

Nạn nhân là chàng trai trẻ khoảng 18 – 20 tuổi, thân hình lực lưỡng và mái tóc dày, dài chấm vai. Do không ai tìm thấy bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào trên thi thể, tin đồn bắt đầu lan truyền xung quanh cái chết của chàng trai này, phỏng đoán rằng đây là một vụ giết người, tự tử, tai nạn, hiến tế, hoặc có thể là một âm mưu. Tuy nhiên, sự thật chỉ có một và nguyên nhân cái chết là nạn nhân bị đuối nước.

Tên chàng trai đó là Antinous, người Hy Lạp gốc Bithynia (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và là nhân tình của của hoàng đế La Mã 54 tuổi, Hadrian. Vị vua này được biết đến là người đàn ông quyền lực nhất thế giới vào thời điểm này.

Mối tình lãng mạn của họ là một câu chuyện bi thảm về tình yêu, sự hy sinh, bí ẩn và bê bối – nhưng nó không hề tai tiếng vì lý do người ta có thể nghĩ. Bởi một mối quan hệ đồng tính không phải là điều bất thường hay bị kỳ thị trong xã hội thời đó, miễn là một người có địa vị xã hội thấp hơn người kia

Paul Roche, phó giáo sư Latin học của đại học Sydney (Australia), nhận định: “Giới tính không phải vấn đề. Tuy nhiên, những tài liệu viết về Hadrian và Antinous bày tỏ mối lo ngại về lòng quan tâm quá mức của hoàng đế. Người La Mã cho rằng tình cảm mãnh liệt của Hadrian dành cho người yêu là nguyên do cho nỗi xấu hổ – hoặc một vụ bê bối có thể bùng lên bất cứ lúc nào”.

Tượng Antinous được tìm thấy tại Delphi, một địa điểm khảo cổ và hiện cũng là một trị trấn thuộc vùng Phocis ở miền trung Hy Lạp. Ảnh: Michael Turner.

Tượng Antinous được tìm thấy tại Delphi, một địa điểm khảo cổ và hiện cũng là một trị trấn thuộc vùng Phocis ở miền trung Hy Lạp. Ảnh: Michael Turner.

Không có nhiều thông tin về Antinous trước khi anh ta trở thành người tình của hoàng đế. Người ta chỉ biết rằng chàng trai trẻ sinh vào khoảng năm 110 TCN, lần đầu gặp Hadrian trong một chuyến du lịch ở miền đông La Mã năm 123 hoặc 124 và phải lòng nhà vua.

Tháng 10/130, hoàng đế Hadrian và hoàng hậu Sabina, cùng Antinous và đoàn tùy tùng đến thăm Ai Cập. Khi tới sông Nile, vào đúng ngày mà người dân địa phương đang tổ chức lễ tưởng niệm cái chết của thần Osiris (người bị ném xác xuống sông Nile theo thần thoại), Antinous bị chết đuối. Hadrian từng viết rằng đây chỉ là một vụ tai nạn, nhưng người khác lại tin rằng đây là một màn hiến tế. Theo nhà sử học Hy Lạp Cassius Dio, chàng trai trẻ đã đồng ý đánh đổi mạng sống của mình để cầu cho hoàng đế khỏi bệnh.

Tuy nhiên, nếu Antinous bị tế thần, khó có khả năng chuyện này là tình nguyện. Theo truyền thống Ai Cập cổ đại, màn hiến tế những chàng trai trẻ ở sông Nile trong lễ hội Osiris vào tháng 10 là điều phổ biến, để xoa dịu các vị thần. Họ tượng trưng cho các lễ vật mà con người dâng lên, đổi lại nước sông Nile luôn dồi dào bồi đắp thung lũng.

Nghe tin sét đánh ngang tai về cái chết của người tình trẻ, hoàng đế vô cùng tức giận. Hoàng đế cũng khóc như mưa, công khai nỗi đau buồn của mình. Hành động này thời xưa lại bị coi là yếu đuối, không đáng mặt đàn ông La Mã.

Thay vì đắm chìm trong sầu bi, Hadrian hành động để thể hiện tình yêu vĩ đại của mình với người tình trẻ. Thị trấn nhỏ Hir-wer ở bờ đông sông Nile (nơi người ta tìm thấy xác Antinous) trở thành thành phố mới duy nhất do hoàng đế lập ra và quy hoạch lại. Ông đặt tên nó là thành Antinopolis như để tôn vinh một người hùng. Ông cũng tuyên bố người tình trẻ của mình là một vị thần trỗi dậy từ sông Nile. Việc thần thánh hóa một dân thường sau cái chết là điều chưa từng có tiền lệ.

Tượng thần Antinous tại Vatican Museums. Ảnh: Flickr.

Tượng thần Antinous tại Vatican Museums. Ảnh: Flickr.

Giáo sư Roche cho biết, thành phố phát triển mạnh mẽ trong thời cổ đại. Nơi đây trở thành một vùng thủ đô La Mã vào cuối thế kỷ thứ ba và một nhà thờ từ thời cổ đại từ sau thế kỷ thứ tư đã được khai quật từ đó.

Ngày nay còn rất ít tàn tích của thành phố. Những đống đổ nát của nơi từng là một thành phố hiện nằm quanh ngôi làng El-Shaikh Ebada ở tỉnh El menia, Ai Cập. Năm 2015, người địa phương đã san ủi Rạp xiếc La Mã còn sót lại để mở rộng một nghĩa trang Hồi giáo.

Tại Ai Cập, Antinous được đồng hóa với thần Osiris thành “Osirantinous”, và có đền thờ khắp đế chế La Mã. Hoàng đế cho xây 2.000 bức tượng của người tình quá cố với chung một đặc điểm: ngực rộng, những lọn tóc quăn và mặt luôn nhìn xuống.

4 năm sau khi Antinous chết, câu chuyện về vị thần này lan rộng khắp Địa Trung Hải, nơi người dân thường tổ chức các lễ hội và trò chơi để tưởng nhớ. Họ cũng in hình Antinous lên tiền xu, huy chương… Đến thời Cơ đốc giáo phát triển tại La Mã, nhiều ngôi đền và tượng của Antinous đã bị phá hủy. Ngày nay, khoảng 80 bức tượng còn sót lại, phần lớn trong số đó nằm trong bảo tàng Vatican như một lời nhắc nhở về tình yêu mãnh liệt của hoàng đế với người tình quá cố.

Tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của Hoàng đế La Mã Hadrian (trái) và Antinous. Ảnh: Twitter.

Tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của Hoàng đế La Mã Hadrian (trái) và Antinous. Ảnh: Twitter.

Anh Minh (Theo News)

Nguồn: Vnexpress.net