Bên trong khu chợ bán ‘đặc sản’ thịt chuột ở Ấn Độ

0
9
Việc mua bán diễn ra sôi nổi trong khu chợ, phần lớn người mua và người bán đều là dân trong làng. Ảnh: Sun.

Nhiều người đổ xô về phiên chợ cuối tuần ở Baska để tìm thịt chuột tươi được đánh bẫy ngoài ruộng.

Vào chủ nhật hàng tuần, người dân Ấn Độ lại đổ xô về khu chợ ở làng Kumarikata, dọc biên giới Ấn Độ – Bhutan, để mua món thịt chuột yêu thích của mình, theo Business Today.

Việc mua bán diễn ra sôi nổi trong khu chợ, phần lớn người mua và người bán đều là dân trong làng. Ảnh: Sun.

Việc mua bán chuột diễn ra sôi nổi trong khu chợ. Ảnh: Sun.

Ở đây, thịt chuột phổ biến hơn thịt gà, lợn. Nó được xem là thực phẩm truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở bang Assam, đông bắc Ấn Độ. Một kg thịt chuột có giá 200 rupee (khoảng 65.000 đồng), tương đương với giá thịt gà. 

Mỗi con chuột thường nặng gần một kg, để nguyên hoặc đã qua chế biến. Chúng được chần qua nước nóng, làm sạch, nấu với nước sốt cay, làm thành món ăn đặc biệt trong cuối tuần.

Một số con chuột đã được sơ chế, một số vẫn còn để nguyên. Ảnh: Sun.

Một số con chuột đã sơ chế, đa số được để nguyên. Ảnh: Sun.

Một lái thương chia sẻ, họ thường lấy thịt chuột từ các huyện lân cận như Nalbari và Barpeta. Những người nông dân đi săn con vật này vào ban đêm trong suốt vụ mùa để ngăn chúng phá hoại lúa hoặc lá trà. Họ đặt bẫy tre ở trước các lỗ hang. Ban đêm, chuột sẽ sập bẫy khi chúng ra ngoài kiếm ăn.

Việc bắt và bán thịt chuột đã giúp những người nông dân nghèo ở đây cải thiện được cuộc sống. Một người chia sẻ: “Việc này khá tốt khi chúng tôi có thể bẫy tới 10-20 kg một đêm để bán ngoài chợ”.

Vân Phạm

Nguồn: Vnexpress.net