Alaska tìm cách lôi kéo du khách

0
11
Ở phía bắc của dãy Alaska là công viên quốc gia Denali - một trong những công viên lớn nhất nước. Nơi đây cũng là nhà của ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ. Ảnh: Pinterest.

Mỹ Bang được mệnh danh là “biên giới cuối cùng của nước Mỹ” đang tìm kiếm nguồn khách thay thế cho lượng khách Trung Quốc sụt giảm.

Khi cả thế giới lo ngại về Covid-19 và đồng loạt hủy chuyến tới các quốc gia đang là ổ dịch, những người làm trong ngành du lịch của bang Alaska lại nhìn thấy một cơ hội mới. Mục tiêu chính của bang là muốn hướng tới đối tượng du khách coi Alaska là điểm đến thay thế cho châu Á. Ngoài ra, bang cũng mong lấp đầy chỗ trống mà du khách Trung Quốc để lại.

Ở phía bắc của dãy Alaska là công viên quốc gia Denali - một trong những công viên lớn nhất nước. Nơi đây cũng là nhà của ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ. Ảnh: Pinterest.

Ở phía bắc của dãy Alaska là công viên quốc gia Denali – một trong những công viên lớn nhất nước. Nơi đây cũng là nhà của ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ. Ảnh: Pinterest.

“Chúng tôi chỉ muốn những người từng dự định đi Trung Quốc nghĩ tới Alaska như một điểm thay thế. Họ có thể đặt lại chuyến đi tới Trung Quốc trong tương lai”, Julie Saupe, chủ tịch kiêm CEO của Visit Anchorage, tổ chức quảng bá du lịch tại thành phố lớn nhất Alaska, Anchorage, cho biết.

Visit Anchorage cũng đang làm việc với các công ty lữ hành, du thuyền và các nhà cố vấn du lịch để quảng bá cho Alaska qua các tin nhắn, điện thoại và những buổi gặp gỡ tại triển lãm thương mại.

“Nhà tổ chức tour, những người bán các gói tour ở châu Á, đang tìm kiếm điểm đến thay thế”, Jim Szczesniak, quản lý sân bay cho biết. Điều mà chính quyền đang làm là thu hút những người vẫn có nhu cầu đi du lịch. Những đối tượng đầu tiên được hướng tới là khách Australia, Bắc Âu và khách nội địa.

Đại diện sân bay quốc tế Ted Stevens Anchoragebay đã có buổi thảo luận với hãng United Airlines về việc tăng chuyến từ Newark, với Delta Airlines về việc tương tự từ Atlanta và Minneapolis, với American Airlines từ Dallas. “Châu Á rất gần Alaska, chỉ cách 6 giờ bay từ Tokyo tới Anchorage. Đây thực sự là một cơ hội cho các hãng bay để định tuyến lại và tới Anchorage”, Jim Szczesniak, nói thêm.

Từ năm 2013, lượng khách Trung Quốc đến Alaska tăng hơn 70%, theo Hiệp hội Du lịch của bang. Điểm hút khách nhất ở đây là những vườn quốc gia và khu vực ngắm Bắc Cực quang. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, khi nhiều thành phố Trung Quốc bị phong tỏa, Alaska cũng giống như các điểm du lịch khác trên thế giới, sụt giảm mạnh du khách đến từ quốc gia tỷ dân.

Theo kết quả khảo sát từ Travel Leaders Network, mạng lưới các công ty lữ hành Bắc Mỹ, khoảng 30% công ty du lịch liên tục bị hủy tour. Phần lớn khách hủy tour tới Trung Quốc và các nơi khác thuộc châu Á. Các chuyến tới châu Âu, khu vực biển Caribbean, Mexico, Hawaii và Alsaka số hủy ít hơn. Điều này khiến ngành du lịch Alaska kỳ vọng mọi người vẫn muốn đi du lịch.

Jennifer Walker, cố vấn du lịch làm việc tại Illinois, cho rằng “Nếu bạn quan tâm đến Vạn Lý Trường Thành và các địa điểm cổ xưa, Alaska cũng có các thắng cảnh tự nhiên ngoạn mục. Nơi đây có nhiều điểm tương đồng, có thể thu hút những du khách thích đến Trung Quốc”, cô nói.

Alaska không phải là điểm du lịch đầu tiên tìm cách thu hút khách du lịch trong khủng hoảng. Trước đó, Australia cũng tung chiến dịch quảng cáo, thuyết phục khách Anh và Mỹ rằng quốc gia này là điểm đến thay thế an toàn. Nhật Bản, Philippines cũng có chiến dịch tương tự.

Tại Việt Nam, một số công ty du lịch đang khai thác tour Alsaka, khởi hành từ TP HCM, hành trình 8 ngày, với các điểm đến nổi tiếng như sông băng Worthington, khu bảo tồn quốc gia Denali, trải nghiệm câu cá hồi trên xuồng phao hay ngồi xe kéo bởi các chú chó Alaska Husky…

Anh Minh (Theo New York Times)

Nguồn: Vnexpress.net