Đền Hùng là nơi diễn ra hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm. Liệu bạn có thể trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi dưới đây?
1. Đền Hùng nằm ở đâu?
Đền Hùng tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc địa phận đất Phong Châu của Văn Lang khi xưa, nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngoài tên Nghĩa Lĩnh, núi còn được gọi là núi Cả, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh và Bảo Thiếu Sơn. |
2. Đền Hùng thờ ai?
Khu di tích lịch sử đền Hùng là quần thể đền thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. |
3. Đền Hùng được xây dựng vào thời gian nào?
Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời, các Vua Hùng đã cho xây điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh. Trong khi đó, các tài liệu khoa học đã công bố đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15), công trình được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại. Ảnh: Việt Hùng. |
4. Di tích nào sau đây không thuộc quần thể đền Hùng?
Các di tích nằm trong quần thể đền Hùng gồm đền Hạ, nhà bia, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng, cột đá thề, lăng Hùng Vương, đền Giếng, đền Mẫu Âu Cơ và đền thờ Lạc Long Quân. Ảnh: nd.iep. |
5. Vào thời Hùng Vương thứ nhất, ngư dân thường làm gì để tránh thuồng luồng làm hại?
Vào đời Hùng Vương thứ nhất, dân làm nghề đánh cá hay bị thuồng luồng làm hại. Vua kêu dân lấy chàm vẽ mình (xăm) để thú dữ tưởng là đồng loại, không làm hại nữa. Mãi đến đời vua Trần Anh Tông, người dân mới bỏ tục này. |
6. Truyền thuyết Thánh Gióng diễn ra vào đời Hùng Vương thứ mấy?
Đời Hùng Vương thứ 6 có đám giặc gọi là giặc Ân, hùng mạnh và không ai đánh nổi. Vua bèn sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Bấy giờ, làng Phù Đổng có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu, vua thấy lạ nên đòi vào chầu. Đứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ ấy vươn vai và trở thành người cao lớn, rồi nhảy lên ngựa, cầm roi đi đánh giặc. Phá xong giặc Ân, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng phù Đổng, sau phong là Phù Đổng Thiên Vương. |
7. Ai là con rể của Hùng Vương thứ 18?
Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 18 có ít nhất 3 người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương. Trong đó, Tiên Dung trở thành vợ của Chử Đồng Tử và Ngọc Hoa gả cho Sơn Tinh. Ảnh: nbt.162. |
Nguồn: News.zing.vn