Khi con người gần như đã đặt chân lên hết mọi nơi trên Trái Đất, 8 hòn đảo giữa biển khơi này lại trở thành vùng đất cấm địa, thách thức bất cứ ai không sợ cái chết.
“Thần chết” của đảo Ramree (Myanmar) dần trở nên nổi tiếng hơn sau một câu chuyện đẫm máu diễn ra tại đây trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Chỉ có 20 người trong khoảng 1.000 lính Nhật thoát khỏi hàng trăm con cá sấu nước mặn, loài bò sát lớn nhất hành tinh khi đi qua khu đầm lầy của Ramree. Ngoài ra, hòn đảo này cũng là nơi trú ngụ của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm sốt rét và bọ cạp. Ảnh: Earth Tripper.
Hòn đảo Ilha da Queimada Grande (Brazil) chính là địa ngục đối với bất cứ ai sợ rắn. Cứ mỗi mét vuông trên đảo lại xuất hiện 5 con rắn lớn. Đặc biệt, “thần chết” của nơi đây phải kể đến rắn hổ lục đầu giáo vàng và rắn hổ lục đầu vàng. Trong đó, loài rắn hổ lục đầu giáo vàng được cho là nguy hiểm nhất vùng Nam Mỹ (90% các ca tử vong do rắn độc cắn ở Brazil đều do loài rắn này gây ra). Ảnh: Pinterest.
Nỗi sợ hãi ở phía Bắc Sentinel (Ấn Độ) của du khách khi tiếp cận vùng đất màu mỡ này đến từ những cư dân trên đảo. Dù cảnh quan rừng rậm nơi đây tuyệt đẹp và tươi tốt, chẳng ai dám hy sinh cả tính mạng của mình để một lần được đến đây. Ném giáo lên tàu đi lạc vào vịnh, bắn tên lửa vào máy bay trực thăng đang ghi hình hòn đảo là những gì mà người dân ở đây sử dụng để ngăn chặn bất cứ sự xâm nhập nào từ bên ngoài. Ảnh: Guay Imagenes.
Đảo Miyake-jima thuộc quần đảo núi lửa Izu phía Đông Nam Nhật Bản thực sự là nơi nguy hiểm chết người. “Thần chết” hiện cư ngụ tại hòn đảo này chính là ngọn núi lửa Oyama đang hoạt động với tần suất vài năm một lần. Bằng chứng là vụ phun trào xảy ra năm 1953 đã khiến 31 người thiệt mạng. Ngoài ra, do địa hình nằm trên mảng kiến tạo thường xuyên thay đổi, lượng khí lưu huỳnh trên đảo bị rò rỉ ra từ lòng đất đạt mức rất cao khiếnngười dân phải sơ tán. Năm 2006, người dân đã được phép quay trở lại đảo sinh sống với điều kiện họ phải mang mặt nạ phòng khí mọi lúc mọi nơi. Ảnh: The Plaid Zebra.
“Thần chết” của hòn đảo đặc biệt thuộc quốc đảo Marshall (châu Đại Dương) không đến từ tự nhiên mà xuất phát từ chính hành động của con người. Vụ thử hạt nhân trên đảo san hô Enewetak, một phần của quần đảo Marshall, do chính phủ Mỹ thực hiện đã khiến toàn bộ khu vực trở nên nguy hiểm với sức khỏe con người. Việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân được thực hiện ở quy mô lớn gây nên tình trạng ô nhiễm toàn bộ hòn đảo từ thực phẩm đến thực vật. Gần 800 người đã được sơ tán khỏi đảo. Ảnh: Imagenesmi.
Bạn có thể ghé thăm đảo Grand Comoros (Comoros, châu Phi) nhưng sẽ phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với nguy cơ mắc bệnh cao. Những người sống trên hòn đảo này dễ bị nhiễm sốt rét bởi loài muỗi mang mầm bệnh. Do đó, bất cứ ai cũng phải ngủ dưới màn chống muỗi đặc biệt hoặc uống thuốc chống sốt rét. Ngoài ra, viêm gan E và B cũng lan rộng trên đảo, trở thành nỗi ám ảnh của du khách. Ảnh: Borgen Magazine.
Nằm giữa Ấn Độ Dương, đảo Reunion (Pháp) là một điểm đến nổi tiếng trong những kỳ nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, sự nguy hiểm không xuất hiện trên đảo mà tử thần trú ngụ ở vùng biển bao quanh nó. 13% các cuộc tấn công cá mập nguy hiểm nhất thế giới đã xảy ra ngoài khơi bờ biển này. Đến nỗi, từ năm 2013, lệnh cấm lướt sóng hoặc bơi ở vùng biển quanh đảo đã được đưa ra. Ảnh: Reunion-88.
Đảo Gruinard nằm ở Scotland được mệnh danh là một trong những hòn đảo nguy hiểm nhất thế giới. Chính phủ Anh đã sử dụng đảo Gruinard để thử nghiệm chiến tranh sinh học trong Thế chiến thứ hai. Tại đây, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm bệnh than (bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn gây ra trên các loài động vật máu nóng như gia súc, động vật hoang dã và con người với độc tính rất cao). Hòn đảo bị bỏ hoang sau khi các bào tử bệnh than giết chết hàng trăm con cừu. Theo ước tính, 100 kg bào tử bệnh than phun khắp thành phố đủ để giết chết ba triệu người. Khi đến thăm hòn đảo này, một người có thể chết trong vòng vài phút. Ảnh: OrangeSmile Tours.