Đường biên phân cách các quốc gia được đánh dấu trên cầu, trên sông hay đi xuyên qua các căn nhà.
Hà Lan – Bỉ
Thị trấn Baarle, nằm giữa Hà Lan và Bỉ, có đường biên giới ngoằn ngoèo và phức tạp. Du khách có thể nhìn thấy nhiều con đường được đánh dấu bằng dòng chữ thập, ở 2 bên là ký hiệu B (Belgium) và NL (Netherlands). Khu vực ở phía Bỉ được gọi tên là Baarle-Hertog và Hà Lan là Baarle-Nassau.
Thị trấn được phân chia một cách “phi logic”, đường biên giới thậm chí còn chạy thẳng qua những ngôi nhà, vườn rau. Vì 2 quốc gia này đều nằm trong khối Schegen, người dân và du khách có visa có thể tự do đi lại qua biên giới mà không cần hộ chiếu. Ảnh: Iamdanw/Flickr.
Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha
Thành phố Sanlucar de Guadiana, Tây Ban Nha được ngăn cách với thị trấn Alcoutim, Bồ Đào Nha bởi dòng sông Guadiana. Tại đây có một đoạn zipline, cho phép du khách đi từ nước này sang nước kia trong vòng chưa đến 1 phút mà không bị kiểm tra hộ chiếu. Vì 2 quốc gia chênh nhau một múi giờ nên đường zipline được gọi là chuyến du hành ngược thời gian khi du khách xuất phát từ phía Tây Ban Nha. Sau khi tới Bồ Đào Nha, bạn sẽ không được lưu trú lâu ở đó. Giá vé là 15 Euro, đường trượt mở cửa từ cuối tháng 3 tới đầu tháng 12 và cần đặt chỗ trước vào mùa cao điểm từ tháng 7 đến giữa tháng 9. Ảnh: Limite Zero.
Mỹ – Canada
Trong phòng đọc của thư viện Haskell có một đường biên giới quốc tế giữa Mỹ và Canada, được đánh dấu trên sàn nhà. Trong bức ảnh, Canada ở bên phải và Mỹ ở bên trái. Thực tế, Mỹ và Canada sở hữu một trong các biên giới quốc tế dài nhất thế giới – khoảng 8.850 km, với điểm ngoạn mục nhất là thác Niagara. Ảnh: Wikimedia Commons.
Thụy Điển – Na Uy
Cầu Svinesund cũ là nơi ngăn cách thành phố Stromstad, Thụy Điển và thành phố Halden của Na Uy. Trên ảnh là cây cầu cũ dài khoảng 1 km được xây dựng năm 1946, với đường biên giới phân chia bên trái là Thụy Điển, bên phải là Na Uy. Do mật độ giao thông ngày càng cao, một cây cầu cao tốc mới kết nối 2 quốc gia được mở ra vào năm 2005. Ảnh: Wikimedia Commons.
Bức ảnh người trượt tuyết được nhiếp ảnh gia Havard Dalgrav chụp trên biên giới giữa Na Uy và Thụy Điển năm 2012. Lái xe trượt tuyết để giải trí là hành động bất hợp pháp tại Na Uy, vì vậy du khách luôn đi bên trái đường, trên lãnh thổ Thụy Điển. Ảnh: Havard Dalgrav.
Ba Lan – Ukraine
Một phần biên giới giữa 2 quốc gia được trang trí bằng những con cá khổng lồ, tạo hình trên đất trồng trọt. Tác phẩm nghệ thuậy này được tạo nên bởi nghệ sĩ Jarosław Koziara cùng các nghệ sĩ người Ba Lan và Ukraine, mang thông điệp văn hóa và thiên nhiên đã vượt ra khỏi biên giới do con người tạo nên. Ảnh: Egali.
Đức – Hà Lan
Trung tâm thương mại Eurode có một đường kim loại, phân chia ranh giới giữa Đức và Hà Lan. Ở 2 bên của tòa nhà là 2 hòm thư và 2 đồn cảnh sát riêng biệt của hai quốc gia. Mặc dù vậy, những bức thư được gửi từ Đức sang Hà Lan, hoặc ngược lại phải mất một tuần để tới nơi. Ảnh: Kogapic.
Costa Rica – Panama
Đường biên giới giữa Costa Rica và Panama là một cây cầu trên sông Sixaola. Hiện nay, cây cầu ván gỗ ọp ẹp dài 64 m vẫn được người đi bộ sử dụng. Ảnh: Bordertramp.
Những đường biên giới lạ thường trên khắp thế giới
Ấn Độ – Pakistan
Biên giới giữa cửa khẩu Wagah (Ấn Độ) và thị trấn Atari (Pakistan) thu hút nhiều du khách đến xem lễ hạ cờ. Từ năm 1959, nghi lễ này đã được thực hiện đều đặn mỗi ngày trước khi mặt trời lặn. Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ và Biệt đội Biên phòng Parkistan sẽ bắt đầu màn diễu hành với những cú đá cao, bước đi đầy sức sống. Khi kết thúc, lá cờ được gấp lại và 2 bên sẽ kết thúc nghi lễ bằng những cái bắt tay. Video: VoA.
Lan Hương (Theo Business Insider)
Nguồn: Vnexpress.net