Trong khi người Sri Lanka đón năm mới vào ngày 14/4, 26/3 là dịp Tết cổ truyền ở một số vùng thuộc Indonesia.
Sri Lanka (14/4): Không giống nhiều nền văn hóa khác, lễ hội năm mới của người Sinhalese ở Sri Lanka, được tổ chức để đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch. Vào ngày 14/4, người dân địa phương sẽ mở cửa chào đón gia đình, bạn bè, thậm chí người lạ. Các loại bánh nhỏ kavum và một số món ăn làm từ chuối thường được sử dụng phổ biến trong dịp này. Ảnh: Christy Gallois. |
Indonesia (26/3): Ngày Tết cổ truyền Nyepi thay đổi hàng năm theo lịch Saka của người Bali ở Indonesia. Năm nay, lễ hội rơi vào ngày 26/3. Người dân ở đây quan niệm Nyepi là chuỗi thời gian dành cho việc suy ngẫm và nghỉ ngơi. Mọi người sẽ hạn chế ánh sáng (giữ ở mức thấp), không làm việc, giải trí hay du lịch. Một số còn không nói chuyện, ăn uống. Ảnh: Ita Mary. |
Iran (20/3): Nowrud hay năm mới Ba Tư, Tết Ba Tư là tên gọi của lễ mừng năm mới được tổ chức ở Iran. Năm nay, ngày Tết ở đây rơi vào ngày 20/3. Ngày lễ cũng được tổ chức ở nhiều nơi trên tiều lục địa Nam Á để mừng năm mới. Lúc này, các gia đình người Iran sẽ quây quần bên nhau để cử hành các nghi lễ. Ảnh: S Pakhrin. |
Ấn Độ (25/3): Các bang Karnataka, Telangana và Andhra Pradesh ở miền Nam Ấn Độ sẽ ăn mừng năm mới Ugaadhi vào ngày 25/3. Người dân sẽ chuẩn bị đồ ăn ngọt, pháo hoa và quần áo mới. Mọi người trong gia đình sẽ tụ họp lại và tổ chức ăn uống linh đình. Ngày lễ bắt đầu với nghi thức tắm trong dầu và sau đó cầu nguyện. Ảnh: Rajasthan City. |
Bangladesh (14/4): Ở Bangladesh, lễ hội đón năm mới Pohela Boishakh thường diễn ra vào ngày 14/4 hàng năm. Ngày được đánh dấu bằng ca hát, đám rước và hội chợ. Dịp này, nhà cửa luôn được người dân dọn dẹp sạch sẽ để đón họ hàng, bạn bè và hàng xóm. Ở các hội chợ, mọi người sẽ bày bán đồ ăn và các sản phẩm thủ công. Ảnh: Wikipedia. |
Australia (30/10): Bộ lạc thổ dân Murador ở Tây Australia thường tổ chức ăn mừng năm mới vào ngày 30/10. Ngày lễ này diễn ra nhằm kỷ niệm tình bạn, hóa giải những bất đồng và cảm ơn năm cũ. Mặc dù người Murador bây giờ là một bộ lạc tuyệt chủng, văn hóa của họ vẫn còn được lưu giữ với các hiện vật và văn bản cho đến ngày nay. Ảnh: Homesecurity.press. |
Nguồn: News.zing.vn