6 loại bánh mì lạ

0
10
Bánh mì thanh long Giữa tháng 2/2020, bánh mì nóng quen thuộc của Việt Nam xuất hiện với phiên bản vị trái thanh long. Ông Kao Siêu Lực, chủ một thương hiệu bánh nổi tiếng ở TP HCM đã sáng tạo ra sản phẩm này, với mục đích giải cứu thanh long đang khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp (nCoV). Theo công thức ông Lực chia sẻ, bột làm bánh được nhào trộn cùng ruột thanh long đỏ nghiền nhuyễn, sau đó tạo hình và nướng như thông thường. Ổ bánh mì nay có vỏ ngoài và ruột ngả hồng, lấm tấm hạt đen, ăn có vị tươi mùi trái cây. Ổ bánh mì Việt Nam ảnh hưởng từ bánh mì baguette Pháp. Ảnh: Hiền Đức.

Bánh mì vỏ cây, bánh mì lon, bánh mì thanh long… ra đời trong những hoàn cảnh đặc biệt của các quốc gia.

Bánh mì thanh long Giữa tháng 2/2020, bánh mì nóng quen thuộc của Việt Nam xuất hiện với phiên bản vị trái thanh long. Ông Kao Siêu Lực, chủ một thương hiệu bánh nổi tiếng ở TP HCM đã sáng tạo ra sản phẩm này, với mục đích giải cứu thanh long đang khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp (nCoV). Theo công thức ông Lực chia sẻ, bột làm bánh được nhào trộn cùng ruột thanh long đỏ nghiền nhuyễn, sau đó tạo hình và nướng như thông thường. Ổ bánh mì nay có vỏ ngoài và ruột ngả hồng, lấm tấm hạt đen, ăn có vị tươi mùi trái cây. Ổ bánh mì Việt Nam ảnh hưởng từ bánh mì baguette Pháp. Ảnh: Hiền Đức.

Bánh mì thanh long

Giữa tháng 2/2020, bánh mì nóng quen thuộc của Việt Nam xuất hiện với phiên bản vị thanh long. Ông Kao Siêu Lực, chủ một thương hiệu bánh nổi tiếng ở TP HCM, đã sáng tạo ra sản phẩm này, với mục đích “giải cứu” thanh long không thể xuất khẩu do ảnh hưởng của nCoV. Theo công thức ông Lực, bột làm bánh được nhào trộn cùng ruột thanh long đỏ nghiền nhuyễn, sau đó tạo hình và nướng như bình thường. Ổ bánh mì này có vỏ ngoài và ruột hồng, lấm tấm hạt đen, ăn có vị thơm nhẹ. Ảnh: Hiền Đức.

Bánh mì chuối Loại bánh mì ngọt ra đời tại Mỹ được làm từ chuối nghiền là nguyên liệu chính, có độ ẩm mềm tơi. Thời kỳ Đại suy thoái tại quốc gia này, từ năm 1929 kéo dài suốt những năm 1930, khiến mọi nguyên liệu thực phẩm đều trở nên quý giá, không ai muốn bỏ đi thứ gì kể cả trái chuối chín rục. Khi đó, một công thức sử dụng chuối chín kết hợp cùng bột nở, được phát hành trong sách dạy nấu ăn, đã tạo nên trào lưu bánh mì chuối vừa chế biến nhanh lại ngon miệng. Tại Mỹ, 23/2 hàng năm được vinh danh là Ngày Bánh mì chuối quốc gia. Hiện loại bánh này được biến tấu với nhiều công thức như thêm chocolate, các loại hạt ngũ cốc, nho khô hoặc thay đổi hình dáng. Ảnh: Reluctant Entertainer.

Bánh mì chuối

Tại Mỹ, 23/2 hàng năm được vinh danh là Ngày Bánh mì chuối. Chuối lần đầu xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1870, nhưng phải đến những năm 1930 sách dạy nấu ăn bắt đầu giới thiệu công thức bánh mì chuối vào thời kỳ Đại suy thoái. Khi mọi thực phẩm đều trở nên quý giá, không ai muốn bỏ đi thứ gì kể cả trái chuối chín rục. Khi đó, công thức nướng bánh dùng chuối chín kết hợp cùng bột nở đã tạo nên trào lưu nấu nướng những món vừa nhanh lại ngon miệng. Có giả thiết cho rằng bánh mì chuối là một công thức ra đời để quảng cáo cho các sản phẩm bột mì và bột baking soda. Hiện bánh mì chuối được biến tấu với nhiều nguyên liệu mới như thêm chocolate, ngũ cốc, nho khô… Ảnh: Reluctant Entertainer.

Bánh mì vỏ cây Chiếc bánh tên là Pettuleipä (tên tiếng Phần Lan), đã trải qua một chặng đường lịch sử lâu dài của người Scandinavia. Nhóm người bản địa Sámi ở phía bắc Scandinavia từ lâu đã sáng tạo ra cách biến vỏ cây thông và bạch dương làm thực phẩm chính. Đến nạn đói cuối thế kỷ 16, do thiếu ngũ cốc trầm trọng, các thợ bánh đã sử dụng bột mì nghiền từ vỏ cây khô tạo ra bánh mì để giải quyết nhu cầu lương thực cho người dân. Trong thế kỷ 20, chiếc bánh trở thành khẩu phần ăn phổ biến cho quân đội thời chiến tranh. Ổ bánh mì có vị đắng, xơ, thoảng mùi gỗ. Hiện nhiều thợ làm bánh mì vỏ cây ở các nước Bắc u vẫn làm theo công thức truyền thống và thêm một lượng nhỏ ngũ cốc để tăng dinh dưỡng và dễ ăn hơn. Ảnh: Paspah.

Bánh mì vỏ cây

Pettuleipä (tên tiếng Phần Lan) là một loại bánh có truyền thống lâu đời của người Scandinavia. Tộc người Sámi ở phía bắc Scandinavia từ lâu đã sáng tạo ra cách biến vỏ cây thông và bạch dương thành đồ ăn. Cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19, người dân Bắc Âu lâm vào cảnh thiếu ăn khi mùa màng thất bát, nên nghĩ ra cách lấy vỏ cây khô nghiền thành bột để nướng bánh. Những chiếc “bánh mì khẩn cấp” còn trở thành lương thực cho quân đội thời chiến tranh. Ổ bánh mì có vị đắng, xơ, thoảng mùi gỗ. Hiện nhiều thợ làm bánh mì vỏ cây ở các nước Bắc Âu vẫn làm theo công thức truyền thống và thêm một lượng nhỏ ngũ cốc để tăng dinh dưỡng, cho bánh dễ ăn hơn. Ảnh: Paspah.

Bánh mì nâu đóng hộp Đối với nhiều cư dân vùng New England (Mỹ), bánh mì nâu trở thành đặc sản nơi đây từ thế kỷ 17, xuất phát từ mục đích đảm bảo nguồn lương thực cho những người nhập cư. Họ đã trồng thành công rồi kết hợp bột mì, lúa mạch đen và ngô, trộn cùng mật mía với rượu rum để cho ra lò loại bánh lương khô có màu nâu. Ban đầu, bánh được nướng trong lò sưởi hoặc hấp cách thủy. Khoảng năm 1920 - 1930, một công ty thực phẩm đóng hộp lớn đã sáng chế ra bánh mì đựng trong lon, được bán trong các siêu thị vô cùng đắt khách vì sự tiện lợi của nó. Người ăn chỉ việc mở nắp lon, cắt từng lát bánh mì và có thể làm ấm bánh bằng cách nung nóng lon. Ảnh: Bonappetit.

Bánh mì đóng hộp

Đối với nhiều cư dân vùng New England (Mỹ), bánh mì nâu trở thành đặc sản từ thế kỷ 17, xuất phát từ mục đích đảm bảo nguồn lương thực cho những người nhập cư. Bột mì, lúa mạch đen và ngô, trộn cùng mật mía với rượu rum để cho ra lò loại bánh “lương khô” có màu nâu. Ban đầu, bánh được nướng trong lò sưởi hoặc hấp cách thủy. Khoảng năm 1920 – 1930, một công ty thực phẩm đóng hộp lớn đã sáng chế ra bánh mì đựng trong lon, được bán trong các siêu thị vô cùng đắt khách vì sự tiện lợi của nó. Người dùng chỉ việc mở nắp lon, cắt từng lát bánh mì và ăn liền. Nếu muốn bánh mềm ấm hơn, họ có thể hâm nóng lon. Ảnh: Bonappetit.

Bánh mì em bé T’anta Wawa, tên Latin của loại bánh cuộn ngọt được trang trí dưới dạng hình em bé, là bánh truyền thống có mặt trong ngày tảo mộ, ngày Thánh và một số lễ hội để trao tặng những linh hồn đã khuất ở một số quốc gia Nam Mỹ. Các ổ bánh được bọc thêm một cái đầu búp bê nhỏ, hoặc được vẽ trực tiếp lên bánh tạo thành hình em bé quấn chăn. Bánh mì có thành phần chính như quế, nho khô vàng, kẹo trái cây và hoa hồi. Bánh mì em bé có mặt từ thời người châu u chưa khám phá ra châu Mỹ (trước thế kỷ 15), vốn được tặng như một món quà tại lăng mộ của trẻ em, nhưng nay ai cũng có thể ăn. Du khách thập phương có thể dễ dàng tìm mua tại lễ hội bánh mì ở thành phố Cusco (Peru) vào dịp lễ Thánh ngày 1 và 2 tháng 11 hàng năm. Ảnh: Perusumaq.

Bánh mì em bé

T’anta Wawa, tên Latin của loại bánh cuộn ngọt được nặn thành hình em bé, là bánh truyền thống dành cho người quá cố ở một số quốc gia Nam Mỹ trong một số dịp lễ hội như ngày của người chết, carnival hay Giáng sinh… Các ổ bánh gắn thêm búp bê nhỏ, hoặc được vẽ trực tiếp lên bánh tạo thành hình em bé quấn chăn. Bánh mì có quế, nho khô vàng, kẹo trái cây và hoa hồi. Du khách có thể dễ dàng tìm mua bánh mì em bé tại lễ hội bánh mì ở thành phố Cusco (Peru) vào dịp lễ Thánh ngày 1 và 2/11 hàng năm. Ảnh: Perusumaq.

Bánh mì bện Zopf là tên gọi loại bánh mì phổ biến ở các nước Thụy Sĩ, Áo, Đức. Bánh được làm từ bột mì trắng, sữa, trứng, bơ và men, khi nặn thường được bện xoắn vào nhau. Hình dạng bánh mì bện bắt nguồn từ phong tục chôn lọn tóc theo người chồng đã khuất của các góa phụ Thụy Sĩ. Theo truyền thuyết thời cổ đại, nếu một người đàn ông đã có vợ nhưng chết thì nghĩa vụ của vợ là phải theo anh ta xuống mồ, được chôn cất bên cạnh anh ta. Phụ nữ các nước phương Tây đã đấu tranh bỏ hủ tục, với hình thức cách cắt bím tóc dài chôn cùng chồng. Sau nhiều thế kỷ, ổ bánh mì bện hình bím tóc được thay thế. Hiện bánh mì bện Zopf thường được phục vụ cho bữa sáng cuối tuần trong gia đình, dùng kèm bơ và mứt, hoặc pho mát mềm và thịt nguội. Ảnh: Goodfoodstories.

Bánh mì bện

Zopf là tên gọi loại bánh mì phổ biến ở các nước Thụy Sĩ, Áo, Đức… Bánh được làm từ bột mì, sữa, trứng, bơ và men, những thớ bột thường được bện xoắn. Hình dạng bánh mì bện bắt nguồn từ phong tục chôn lọn tóc theo chồng đã khuất của các góa phụ Thụy Sĩ. Theo truyền thuyết của một số vùng, nếu một người đàn ông đã kết hôn qua đời, vợ anh ta phải theo chồng xuống mồ. Phụ nữ thời xưa đã đấu tranh xoá bỏ quy định này, chỉ chôn mái tóc bện của mình xuống mồ của chồng. Sau nhiều thế kỷ, ổ bánh mì bện hình bím tóc được thay thế. Hiện bánh mì bện Zopf thường được phục vụ cho bữa sáng cuối tuần trong gia đình người Thuỵ Sĩ, dùng kèm bơ và mứt, hoặc pho mát mềm và thịt nguội. Ảnh: Goodfoodstories.

Tâm Linh

Nguồn: Vnexpress.net