Đây cũng là nét văn hóa dân tộc bản địa du khách nên khám phá khi đến Tây Nguyên.
1. Logo tỉnh Đắk Nông thể hiện hình ảnh kiến trúc nhà vòm và màu sắc trang phục đặc trưng của dân tộc nào?
Theo nội dung thuyết minh biểu trưng, logo tỉnh Đắk Nông thể hiện hình ảnh nhà vòm đặc trưng của dân tộc M’Nông, tượng trưng giá trị văn hóa nguồn cội, tinh thần đoàn kết cộng đồng. Màu sắc logo cũng chính là những nét đặc trưng trong trang phục dân tộc này. Logo còn cho thấy hình ảnh hoa sen, chiếc chiêng, chiếc khiên… với màu đỏ quốc kỳ, màu xanh lá cây núi rừng, màu đất đỏ bazan… Ảnh: Cổng TTĐT Đắk Nông. |
2. Tỉnh Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên nào?
Cổng TTĐT Đắk Nông cho biết tỉnh này nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng 600-700 m so với mực nước biển, song cũng có nơi lên đến 1.982 m (Tà Đùng). Địa phương có cơ cấu dân tộc đa dạng, ngoài dân tộc Kinh còn có đồng bào M’Nông, Mạ, Ê Đê… là các dân tộc tại chỗ với văn hóa đặc sắc. Ảnh: Báo Đắk Nông. |
3. Đâu là những nét văn hóa dân tộc Tây Nguyên được thể hiện trong logo tỉnh Đắk Lắk?
Theo nội dung thuyết minh biểu trưng, trung tâm logo tỉnh Đắk Lắk thể hiện mái nhà dài của đồng bào Ê Đê, tượng trưng sự đoàn kết dân tộc. Giữa mái nhà là hình Mặt Trời 8 cánh mang nét đặc trưng Tây Nguyên, đồng thời cũng là hình ảnh tấm khiên, cho thấy cả hạt cà phê, thế mạnh kinh tế của tỉnh. Bên dưới chữ Đắk Lắk là ghế Kpan, biểu trưng cho tính cộng đồng, bền vững, tạo sự vững chãi. Ảnh: Cổng TTĐT Đắk Lắk. |
4. Buôn nào ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nhà dài Ê Đê, thu hút du khách?
Nằm ngay giữa lòng đô thị Buôn Ma Thuột, buôn Akô Dhông (hay Ako Dhong) được ví như buôn làng trong phố với khung cảnh yên bình. Nơi đây hiện có gần 30 ngôi nhà dài đặc trưng của đồng bào dân tộc Ê Đê, bảo tồn nhiều nét văn hóa truyền thống, được chọn làm điểm du lịch cộng đồng của địa phương. Ảnh: Phạm Ngôn. |
5. Trong xã hội cổ truyền của người Ê Đê, nhà dài có ý nghĩa thế nào?
Tư liệu Bảo tàng Đắk Lắk cho biết trong xã hội cổ truyền của người Ê Đê, nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ, với các giá trị điêu khắc, trang trí, tạo hình đều phỏng theo motif chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực. Ngôi nhà sẽ thường xuyên được nối dài mỗi khi thành viên nữ trong đại gia đình xây dựng gia thất. Ảnh: Arul Coffee. |
6. Ngoài nhà rông cách điệu và hoa văn của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, logo tỉnh Kon Tum còn có hình ảnh nào?
Theo nội dung thuyết minh biểu trưng, trung tâm logo tỉnh Kon Tum là hình ảnh nhà rông cách điệu cùng hoa văn tiêu biểu của các dân tộc Bắc Tây Nguyên. Trước cửa nhà rông là khối núi Ngọc Linh hùng vĩ cùng những gợn sóng của dòng Đăk Bla hiền hòa, đi sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người dân Kon Tum. Ảnh: Cổng TTĐT Kon Tum. |
7. Tại Kon Tum có nhà rông nổi tiếng nào?
Nằm ở phường Thắng Lợi, TP Kon Tum, Kon Klor (hay Kon K’lor) là nhà rông nổi tiếng của tỉnh, có quy mô bề thế. Gần nhà rông còn có cầu treo Kon Klor, vươn mình bắc qua dòng Đăk Bla huyền thoại, thu hút nhiều du khách check-in. Ảnh: Tt.1609. |
Nguồn: News.zing.vn