|
Cực quang tại hạt Cumbria, Anh – Ảnh: Paul Kingston/NNP |
Theo các nhà khoa học, hiện tượng cực quang xuất hiện khi các hạt mang điện tích từ mặt trời lao vào bầu khí quyển trái đất với tốc độ cực lớn. Các hạt này đâm vào các nguyên tử oxy và nitơ trong bầu khí quyển khiến mức năng lượng của chúng tăng lên và phát ra ánh sáng nhiều màu sắc.
Ông Thomas Berger – giám đốc Trung tâm Dự báo thời tiết không gian tại Boulder, bang Colorado (Mỹ) – nói cực quang bùng nổ mạnh trong hai ngày qua do xảy ra 2 vụ nổ plasma trên bề mặt Mặt trời từ hôm 15-3.
Cường độ bão từ này mạnh khoảng cấp độ 4 trong mức 5 cấp độ và lao về bầu khí quyển Trái đất nhanh hơn so với dự đoán, ảnh hưởng đến lưới điện và có thể ảnh hưởng đến hệ thống định vị toàn cầu GPS. Hiện chưa có thống kê thiệt hại, theo ông Thomas Berger.
Theo ABC News, do bùng nổ bão từ nên người dân nhiều nơi trên thế giới như bang Washington, Bắc Dakota, Nam Dakota, Minnesota, Wisconsin, Tennessee, Alaska và Oklahoma (Mỹ), xứ Wales, Anh, Nga, Đức, Estonia, Phần Lan và Ba Lan quan sát được hiện tượng cực quang lung linh.
Dưới đây là hình ảnh cực quang lung linh:
|
Sắc hồng và tím cực quang tại xứ Wales – Ảnh: Polly Thomas/Athena Pictures |
|
Sắc vàng và cam cực quang tại thị trấn Keswick, Anh – Ảnh: Owen Humphreys/PA |
|
Lung linh cực quang tại Phần Lan – Ảnh: Marko Korosec/Barcroft USA |
|
Cực quang trên bầu trời thành phố Murmansk, Nga – Ảnh: Fedoseyev Lev/ITAR-TASS Photo/Corbis |
|
Cực quang trên bầu trời huyện Maerkisch-Oderland, Đức – Ảnh: Patrick Pleul/EPA |
|
Huyền ảo cực quang tại Estonia – Ảnh: Xinhua News Agency/Rex |
|
Người dân bang Alaska (Mỹ) đón xem cực quang – Ảnh: Loren Holmes/AP |
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn