Núi lửa Taal ở Philippines phun cột tro bụi cao hàng ngàn mét, nguy cơ động đất và sóng thần cận kề – Ảnh: REUTERS
Hiện nay, có 12 địa phương và hai thành phố trong phạm vi bán kính 10km tính từ miệng núi lửa Taal phải sơ tán nếu núi lửa phun trào mạnh, khoảng 200.000 người sinh sống trong phạm vi này.
Ngày 12-1, chính quyền Manila nâng mức cảnh báo nguy hiểm lên mức 3 trước các hoạt động của núi lửa Taal, đồng thời sơ tán hàng ngàn người dân và đóng cửa sân bay quốc tế ở Manila vì tro bụi núi lửa.
Nằm cách thủ đô Manila khoảng 60km, Taal là một trong nhiều ngọn núi lửa còn hoạt động của Philippines. Lần cuối cùng nó phun trào là vào năm 1977.
Nhiều năm trở lại đây, ngọn núi lửa này trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch, nhất là các đoàn hành hương, trong đó có không ít du khách Việt Nam.
Phóng viên Tuổi Trẻ Online đã ghi lại những hình tuyệt đẹp của vùng đất này ở thời khắc ngọn núi lửa này còn “say giấc”.
Núi lửa Taal trước và sau khi phun trào – Ảnh: NGỌC HIỂN/REUTERS
Núi lửa Taal là một quần thể nhiều ngọn núi lửa trên đảo Luzon, Philippines – Ảnh: NGỌC HIỂN
Để lên được ngọn núi này, du khách phải đi bằng thuyền băng qua lòng hồ mới đến chân núi và đi bộ lên đỉnh núi – Ảnh: NGỌC HIỂN
Taal thuộc danh sách những ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động mạnh ở Philippines, nằm cách thủ đô Manila hơn 60km về phía Nam – Ảnh: NGỌC HIỂN
Du khách “cuốc bộ” lên núi trong cái nắng hầm hập và mặt đất nóng hổi – Ảnh: NGỌC HIỂN
Để phục vụ người già và trẻ em, người dân sống dưới chân ngọn núi này đã đưa dịch vụ ngựa thồ đưa khách lên đỉnh núi – Ảnh: NGỌC HIỂN
Những hàng quán nằm chênh vênh ngay bên miệng ngọn núi lửa – Ảnh: NGỌC HIỂN
Núi lửa Taal hiện nay đã hoạt động và hình ảnh thanh bình trước đây – Ảnh: REUTERS/NGỌC HIỂN
Du khách nước ngoài chơi golf ngay trên miệng núi lửa khi ngọn núi lửa này vẫn còn “say giấc” – Ảnh: NGỌC HIỂN
Miệng núi lửa là một hồ nước lớn được bao quanh bởi các dãy núi, nhưng ngọn núi này lại nằm trong một hồ nước lớn – Ảnh: NGỌC HIỂN
Một du khách Việt tạo dáng bên hố miệng núi lửa khi mất nửa ngày, bằng nhiều phương tiện giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ mới lên tới đỉnh núi – Ảnh: NGỌC HIỂN
Dọc những cung đường lên đỉnh núi, thỉnh thoảng du khách vẫn thấy những “ống khói” trong lòng đất phun ra khói với hơi nóng hầm hập – Ảnh: NGỌC HIỂN
Hiện nay, không chỉ du khách không thể đến tham quan ở vùng này mà hàng trăm ngàn người dân cũng đứng trước nguy cơ phải sơ tán. Mối nguy từ thiên tai như bão, núi lửa sẽ là thách thức lớn đối với nền kinh tế của quốc gia này – Ảnh: NGỌC HIỂN
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn