Ở chợ nổi Cái Răng ai cũng thích cười

0
10
Ở chợ nổi Cái Răng ai cũng thích cười - Ảnh 2.

[kdn-iframe src=”https://player.sohatv.vn/embed/100228/?vid=tuoitre/2020/5/19/clip-nhung-nu-cuoi-rang-ngoi-cho-noi-cai-rang-15898771281531796348438-cbde4.mp4″ width=”800px” height=”400px” frameborder=”0″][/kdn-iframe]

Những nụ cười rạng ngời ở chợ nổi Cái Răng

Tôi tìm về chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) với nỗi thèm tô bún riêu nghi ngút khói của dì Hai Chinh. Nhưng vừa bước xuống xuồng, chị đưa đò dập tắt mọi hy vọng của tôi khi nói rằng dì Hai nghỉ bán lâu rồi em.

Trong tôi chợt có hút hụt hẫng, mình sẽ làm gì ở chợ nổi này? Sẽ ăn gì? Gặp ai? Nhưng rồi chợ nổi cuốn tôi vào những bất ngờ đầy hấp dẫn khác, không kém những gì tôi tưởng tượng khi vô tình lên mạng và nhìn thấy tô bún riêu của người phụ nữ tóc pha sương móm mém cười giữa sông nước mênh mông.

Tôi gặp dì Bảy (Lê Thị Bé) và được nếm hương vị bún riêu chợ nổi. Dì Bảy bán bún riêu ở chợ nổi Cái Răng hơn 30 năm rồi. Mỗi ngày dì thức dậy từ 2-3h sáng để chuẩn bị nguyên liệu và rồi ngược xuôi khắp chợ nổi cho tới khi nồi nước lèo cạn. Dì nói buôn bán ở chợ này, cực dữ trần thân, nhưng cỡ nào mình cũng phải cười. Cười để vui vẻ mua bán, và cười để thấy mình đỡ cực. 

“Nhờ khách ủng hộ mà mình quạo quọ rồi ai ủng hộ mình, phải hông chú?”, câu hỏi của dì Bảy làm tôi để ý, ở chợ nổi này ai cũng thích cười. Nụ cười của thương hồ có thể đầy những nhăn nheo của tuổi tác, có thể trống lỗng trống lểu những hàm răng thiếu vắng “hàng tiền đạo”, nhưng hết thảy đều thân thiện và lôi cuốn.

Bỏ nghề rẫy ở Vĩnh Long, vợ chồng chị Hoa lên ghe bán khóm và đậu ở chợ nổi Cái Răng được hơn một năm nay. Chẳng cần rao, chẳng cần mời mọc bằng lời, nụ cười hiền dưới vành nón lá của chị Hoa khiến trải nghiệm của khách trong và ngoài nước lúc nào cũng ngọt ngào. 

Chị nói mua bán ở đây, hai vợ chồng phải gởi 3 đứa con ở nhà nội, mỗi tuần về thăm một lần. “Nhớ con lắm chứ anh, nhưng ở đây mua bán được, khách thương ghé ủng hộ nhiều, thành thử mình cũng khuây khỏa. Mà mình vui vẻ, trái khóm mới ngon hơn, ngọt hơn. Nè, anh ăn thử đi”. 

Ai mua bán ở chợ nổi này mà không nặng lòng với chuyện lời lỗ, ế đắt của từng phiên chợ… Nhưng cũng như những cây bẹo vươn mình hướng thẳng lên trời với những loại rau củ quả tươi ngon nhất, thương hồ chợ nổi cũng trưng bày cuộc đời mình trước dòng người qua lại bằng những nụ cười hồn nhiên nhất. Những nụ cười hồn nhiên có sức mạnh vô biên.

Ở chợ nổi Cái Răng ai cũng thích cười - Ảnh 2.

Nụ cười kết nối người với người giữa sông nước mênh mông

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, ông Lê Thanh Phong, từng nói rằng người ta ví chợ nổi Cái Răng như một cô thôn nữ. Chính nụ cười của thương hồ đã mang lại sức sống mãnh liệt, để cô thôn nữ ấy luôn trẻ, luôn đẹp trong mắt mọi người. 

Ông nói: “Nụ cười có sức mạnh vô biên, lôi kéo khách đến với chợ nổi Cái Răng. Nụ cười là một yếu tố quan trọng trong cung cách mua bán của thương hồ chợ nổi Cái Răng”. 

Càng nghĩ càng thấy đúng, chỉ một nụ cười đôi khi có thể thay thế cho rất nhiều lời nói, câu chữ. Cười để chào hỏi và cười để tạm biệt nhau. Cười để xuề xòa cho qua khi gặp khách mua hàng trả giá quá nhiều. Cười để cảm ơn vì khách mua hàng mau lẹ… Và cười để kết nối người với người giữa sông nước mênh mông.

Ở chợ nổi Cái Răng ai cũng thích cười - Ảnh 3.

Người dân vùng sông nước miền Tây lâu nay vẫn nổi tiếng vì tánh tình hào sảng, thân thiện và mến khách. Nếu phải dùng câu chữ, sẽ cần rất nhiều để diễn tả những điều ấy. Nhưng chỉ cần một nụ cười là có thể hiểu được hết

Ai đó vừa buông neo ở chợ nổi, dựng lên một cây bẹo. Lẫn trong tiếng máy nổ, tiếng mua bán ì èo, có tiếng cười ai theo sóng nước giòn giã vỗ vào mạn thuyền. Tôi biết, chuyến đi chợ nổi lần này không đúng như mong đợi, nhưng còn hơn cả mong đợi.

Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Diễn đàn gồm các hoạt động truyền thông, cuộc thi Quê hương tôi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước.

Chủ đề cuộc thi:

Nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất nước, phong tục, tập quán, con người Việt Nam cũng như thúc đẩy phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết “Quê hương tôi”.

Đối tượng tham gia:

– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của bạn đọc về những nét độc đáo của quê hương mình đến với mọi người Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nội địa hồi phục nhanh chóng sau dịch COVID-19 (chú trọng đến yếu tố tình cảm, nhân văn, cảnh đẹp của con người, vùng đất thông qua sự kiện, lễ hội, văn hóa, ẩm thực, địa danh, trang phục truyền thống…).

Quy cách bài dự thi:

– Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Thời gian nhận tác phẩm:

– Từ ngày 19-5-2020 đến hết ngày 15-8-2020.

Cách thức tham gia:

– Bài viết tối đa 800 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.

– Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.

– Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) để ban tổ chức (BTC) liên lạc.

– Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Cơ cấu giải thưởng:

Giải chung cuộc:

• 1 giải nhất: Trị giá 20 triệu đồng, gồm 10 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 2 giải nhì: Mỗi giải trị giá 15 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 3 giải ba: Mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 5 triệu đồng.

• 10 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 3 triệu đồng.

– Người đoạt giải thưởng được hỗ trợ 2 đêm phòng khách sạn để tham dự lễ trao giải, khách sạn do BTC chọn và đặt phòng.

– Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 30-8-2020.

Quy định chung:

– Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trong bài viết và bản quyền bài viết.

– Cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành chương trình này được tham gia viết bài nhằm cổ súy cho hồi phục du lịch Việt Nam nhưng không được xét chấm giải.

– Trong thời gian diễn ra cuộc thi, bài dự thi được chọn đăng trên báo in báo Tuổi Trẻ, TTO sẽ được báo Tuổi Trẻ trả nhuận bút.

– BTC được quyền sử dụng bài dự thi đoạt giải cho mục đích tuyên truyền, đối ngoại, in ấn các tài liệu quảng bá tiếp thị cho mục đích phát triển du lịch Việt trong và sau cuộc thi. Đối với bài dự thi không đoạt giải nhưng được sử dụng cho mục đích vừa nêu sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài.

– Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Giải thưởng bằng hiện vật sẽ không được quy đổi thành tiền.

– Nếu có bằng chứng hiển nhiên người tham gia gian lận và sao chép tác phẩm thì kết quả của người thắng cuộc sẽ bị hủy bỏ.

– Nếu có một vấn đề phát sinh trong hoặc sau cuộc thi, mà vấn đề này nằm ngoài quy định đang có, BTC có toàn quyền thảo luận để đưa ra quyết định xử lý vấn đề.

BAN TỔ CHỨC

Ở chợ nổi Cái Răng ai cũng thích cười - Ảnh 5.

Nguồn: Dulich.tuoitre.vn