Nín thở đi qua những con đường nguy hiểm nhất thế giới

0
5

Một bên là vực thẳm, một bên là vách núi, có khi bị thủy triều nhấn chìm,… đó là những con đường nguy hiểm nhất thế giới mà bạn sẽ phải nhắm mắt cầu nguyện nếu đi qua chúng.

 

Bạn có phải là người yêu thích mạo hiểm? Bạn đã từng chơi thử trò tàu lượn và nhiều trò chơi kích thích sợ hãi khác? Tuy nhiên, những trò chơi giải trí này khó có thể so sánh được với những đường cao tốc được xây dựng ở độ cao vài cây số trên một vực thẳm, trên một sa mạc vắng vẻ, trên mặt nước, thậm chí bên dưới mặt nước.

Đây là những con đường nguy hiểm nhất thế giới mà bạn khó có thể tưởng tượng được!

Đường hầm Guoliang, Trung Quốc

Đường hầm Guoliang dài 1,2km (0,75mi) và được xây dựng xuyên qua một dãy núi dẫn đến ngôi làng cùng tên. Vào những năm 1970, cư dân của ngôi làng đã tự làm đường hầm này và các “cửa sổ” trong đó chỉ với các công cụ cầm tay. Chiều rộng của đường hầm khoảng 4m (13ft), vì vậy người lái xe phải cực kỳ cẩn thận.

Chợ đường sắt Maeklong, Thái Lan

Thoạt nhìn, chợ Maeklong giống hàng trăm khu chợ khác của Thái Lan…chỉ khi bạn nghe thấy tiếng còi tàu chạy qua các quầy hàng trong chợ. Những người bán hàng cất hàng đi và gấp lều trong vài giây, nhường chỗ cho đoàn tàu di chuyển với tốc độ khoảng 15km/h.

Đường Yungas, Bolivia

Đường Yungas kết nối các thành phố La Paz và Coroico của Bolivia. Giảm dần từ độ cao 3.300m đến 360m (2mi đến 1.181 ft) trên mực nước biển, nó tạo thành những vòng xoắn. Mặc dù thực tế là đường rất hẹp nhưng ngay cả xe tải cũng có thể vượt nhau. Tuy nhiên, một trong số họ thường phải lùi xe khá xa vì không thể quay đầu trên con đường này.

Đường cao tốc Eyre, Úc

Nhìn vào đường cao tốc này, người ta khó có thể tưởng tượng nó thực sự nguy hiểm. Tuy nhiên, số vụ tai nạn trên đường cao tốc Australia dài 1.600 km (994 dặm), được xây dựng xa các khu vực dân cư, thực sự rất lớn. Lý do khá đơn giản: phong cảnh ở đây quá đơn điệu khiến người lái xe hay ngủ gật khi lái xe.

Đường sắt “Mũi của quỷ”, Ecuador

Tuyến đường sắt “Mũi của quỷ” được xây dựng trên tảng đá cùng tên ở độ cao 800m (2.624ft). Trước đó, khách du lịch vẫn được phép đi trên nóc các toa xe chạy ở đây, nhưng ngày nay nó đã bị cấm.

Cầu đường sắt Pamban, Ấn Độ

Cầu Pamban nối phần đất liền của Ấn Độ với hòn đảo cùng tên. Năm 1964, cây cầu bị phá hủy do gió mạnh của eo biển Palk. Đây là lý do tại sao hiện nay, khi tốc độ gió vượt quá 55 km/h, các đoàn tàu nhận được một tín hiệu đặc biệt cảnh báo nguy hiểm có thể xảy ra.

Đường cao tốc Karakoram, Pakistan – Trung Quốc

Dài 1.300 km, đường cao tốc Karakoram được coi là đường cao tốc quốc tế có độ cao lớn nhất thế giới. Một trong những phần của nó đi qua ở độ cao hơn 4.600m (15.091ft). Mưa gió mùa hè thường cuốn trôi nó và gây ra lở đất. Vào mùa đông, đường cao tốc bị đóng cửa do điều kiện thời tiết và có thể xảy ra tuyết lở.

Passage du Gois, Pháp

Lối đi dường như trông khá bình thường này nối đảo Noirmoutier với đất liền nước Pháp. Tuy nhiên, trong thời gian thủy triều, nó được bao phủ hoàn toàn bởi một lớp nước cao 4m (13 ft) và chỉ dành cho người lái xe hai lần một ngày.

Đường cao tốc Leh-Manali, Ấn Độ

Đường cao tốc Leh-Manali chạy qua một số đèo núi cao, nằm ở độ cao từ 4 đến 5km (13.123 đến 16.404ft). Đường cực kỳ hẹp, nhưng điều này không ngăn cản các tài xế địa phương phóng qua ở tốc độ cao.

Đường núi Thiên Môn, Trung Quốc

Một con đường dài 11km (6,8mi) với 99 khúc cua dẫn đến đỉnh núi Thiên Môn, nơi có một ngôi chùa Phật giáo. Ở một số đoạn, khoảng cách giữa hai khúc cua nhỏ hơn 200m (656ft) nên người lái xe phải cực kỳ cẩn thận.

Đường qua Salar de Uyuni, Bolivia

Đường cao tốc chạy qua Salar de Uyuni khô nằm ở độ cao 3.650m (11.811ft) trên mực nước biển. Phong cảnh địa phương rất khác thường nên bạn rất dễ bị lạc trong đó, và điện thoại di động ở đây hầu như vô dụng. Bạn nên tránh đi một mình, đặc biệt là vào ban đêm, nhiệt độ xuống đến -30°C (-22°F).

Đường qua hẻm núi Skippers, New Zealand

Nhiều hố và vách đá, hố sâu dốc, khúc cua đột ngột, cầu treo và đường hẹp khác xa với tất cả những điều bất ngờ đang rình rập trên đường băng qua hẻm núi Skippers. Các đại lý cho thuê xe địa phương thậm chí còn không cung cấp bảo hiểm cho những ai sắp chinh phục tuyến đường này.

Đường cao tốc James W. Dalton, Alaska, Hoa Kỳ

Chỉ 175km của đường cao tốc dài 666km (413,8 mi) này được trải nhựa đường và người ta phải lái phần còn lại trên đường sỏi. Chỉ có 3 khu định cư, 3 trạm tiếp nhiên liệu, và duy nhất 1 trung tâm y tế trên toàn quốc lộ. Lực lượng cảnh sát địa phương phải kiểm tra hoạt động của mọi thứ cần thiết cho sự tồn tại trong điều kiện khó khăn của Alaska đối với tất cả những người đi vào tuyến đường này.

“Tàu đi xuyên mây” – “Train to the Clouds”, Argentina

Trong hành trình đường sắt dài 217km, đoàn tàu đi qua 21 đường hầm, 42 cây cầu và cầu cạn, 2 đường xoắn ốc và thêm 2 đường ngoằn ngoèo. Cái tên lãng mạn của nó đã được đặt cho con đường nhờ vào độ cao mà một số đoạn của nó nằm: đôi khi nó cao đến mức tàu hỏa đi xuyên qua những đám mây.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Nguồn: Vietnamnet.vn