Những điểm tham quan không khách

0
9
Những điểm tham quan không khách

TP HCM Nhiều điểm tham quan trong thành phố thưa vắng du khách hoặc đóng cửa trong những ngày Covid-19 xuất hiện.

Những điểm tham quan không khách

Từ đầu tháng 2/2020, tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, lượng khách nước ngoài đến thành phố ảnh hưởng đáng kể. Các tụ điểm đông người như vũ trường, quán bar, beer club, massage, karaoke, rạp chiếu phim, nhà hàng… được lệnh đóng cửa càng khiến nhiều điểm du lịch thêm vắng vẻ.

Nhà thờ Đức Bà là nơi hút du khách trong và ngoài nước nhưng nay vắng hơn thường ngày, chỉ thưa thớt một vài khách Tây ghé chụp ảnh rồi vội đi.

Nhà thờ Đức Bà xây năm 1877, hoàn thành sau ba năm. Sau hơn 140 năm, nhà thờ đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn. Công trình được trùng tu năm 2017 và dự kiến hoàn tất năm 2025.

Những điểm tham quan không khách

Bưu điện TP HCM chỉ lác đác khách và người bán hàng rong. Bưu điện là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại của TP HCM, được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886 -1891. Ngoài chức năng bưu chính, công trình là điểm thu hút khách tham quan khi ghé Sài Gòn.

Những điểm tham quan không khách

Đường sách Nguyễn Văn Bình, cạnh Bưu điện TP HCM cũng vắng bóng du khách. Đường sách hoạt động từ năm 2016, trên cơ sở cải tạo con đường Nguyễn Văn Bình, là điểm đến của nhiều nhóm bạn đọc cũng như du khách trong và ngoài nước.

Dinh Độc Lập tấp nập khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4/2019 (ảnh: Thành Nguyễn) và cảnh không một bóng người ngày 24/3/2020. Hiện, công trình này đã đóng cửa, ngưng phục vụ du khách từ ngày 17/3.

Dinh Độc Lập được xây dựng năm 1962 để thay thế cho dinh Norodom bị hư hỏng do ném bom. Công trình do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị.

Những điểm tham quan không khách

Cảnh vắng lặng ở phố đi bộ Nguyễn Huệ trong những ngày dịch Covid-19. Từ khi đi vào hoạt động, phố đi bộ là điểm tham quan phổ biến của người dân, du khách, thường tấp nập vào buổi tối, cuối tuần, dịp lễ Tết. Nhiều sự kiện công cộng thườngđược tổ chức ở đây.

Đông nghẹt người vui chơi ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1) trong dịp nghỉ lễ 30/4/2019 và cảnh đìu hiu ngày 16/3.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn xây dựng năm 1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, Thảo Cầm Viên cũng là một trong những công viên lớn nhất nước với hơn 1.000 cá thể động vật, hơn 2.000 cây gỗ thuộc 260 loài, hàng chục loại lan, xương rồng, bonsai và thảm cỏ xanh trên diện tích hơn 17 ha.

Đền thờ vua Hùng (quận 1) thời điểm tháng 11/2019 và sự vắng vẻ ngày 16/3/2020. Đền nằm cạnh Thảo Cầm Viên, do người Pháp xây dựng năm 1926.

Công năng ban đầu của công trình là đền tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Sau năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, công trình được đổi tên thành đền Quốc Tổ HùngVương.

Bảo tàng lịch sử TP HCM (quận 1) ) tháng 11/2019 và trong ngày 16/3/2020. Bảo tàng xây dựng năm 1929, có tên ban đầu là Blanchard de la Brosse theo tên Thống đốc Nam Kỳ thời ấy.

Công trình thiết kế và xây dựng theo phong cách kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và bản địa. Đây là một trong những bảo tàng có quy mô trưng bày lớn ở miền Nam với hơn 40.000 hiện vật có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, dân tộc. Bảo tàng vẫn mở cửa đón khách, tuy nhiên yêu cầu khách đeo khẩu trang.

Những điểm tham quan không khách

Chùa Ngọc Hoàng chỉ lác đác du khách tham quan. Chùa còn có tên khác là Phước Hải xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Chùa có kiến trúc kiểu đền chùa Trung Hoa, bên trong đặt tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu gỗ, gốm, giấy bồi.

Hàng ngày khách trong và ngoài nước đến chiêm bái chùa đông đúc. Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Ngôi chùa từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm năm 2016.

Từ khi có dịch Covid-19 nhà chùa yêu cầu người đến thăm viếng phải đeo khẩu trang kỹ càng.

Công viên nước Đầm Sen tháng 4/2019 đông nghẹt khách nhưng hiện tại vắng bóng do đóng cửa để phòng dịch Covid-19. Công viên nước được thành lập vào năm 1999, với nhiều trò chơi với nước, thu hút khách tham quan.

Công viên có diện tích 50 ha, gồm 20% là mặt hồ, còn lại là cây xanh và vườn hoa. Trước năm 1975, mảnh đất này là khu đầm lầy. Trong các năm 1976-1978 hàng chục nghìn lao động được huy động đến để nạo vét, trồng cây ở đây.

Đài phun nước trước UBND TP HCM thời điểm 11/2019 (ảnh: Hữu Khoa) và cảnh vắng vẻ ngày 22/3/2020. Đài phun nước với hình tượng chính là nụ hoa sen đang nở ở vị trí trung tâm, đồng thời kết hợp với các vòi phun nước cũng từ phía ngoài hướng vào tâm.

Công trình xây dựng ở ngã tư đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ, nơi từng có bùng binh đầu tiên của Sài Gòn rồi sau này là vòng xoay kết hợp đài phun nước cây liễu.

Trong 2 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến TP HCM ước đạt gần 1,2 triệu người, giảm 21,71% so với cùng kỳ (hơn 1,5 triệu người) năm ngoái.

Quỳnh Trần

Nguồn: Vnexpress.net