Rất nhiều dịch vụ khách sạn như có nhân viên phục vụ tắm, nhiều gối trên giường, hay ánh sáng yếu là những điều khiến du khách thấy khó chịu.
|
Khăn tắm gấp một cách “nghệ thuật”: Rất nhiều khách sạn gấp khăn tắm, đặt trên giường thành những hình dạng độc đáo như hình quạt, tam giác cân, có nơi còn cầu kỳ hơn khi xếp thành hình thiên nga, chó… thay vì treo chúng trong phòng tắm. Không thể xác định được nơi nào bắt đầu “trào lưu” này, tuy nhiên những chiếc khăn nên được đặt tại nơi mà nó thường xuyên được sử dụng, đó là nhà tắm. Ảnh: Hotel Aquamarine Hurghada. |
|
Quá nhiều gối: Trên giường khách sạn thường có ít nhất 4 chiếc gối. Nhiều du khách cảm thấy điều này là vô nghĩa vì họ sẽ phải mất công thu dọn bớt và chỉ để lại 1 chiếc khi ngủ. Việc quá nhiều loại gối có chất liệu khác nhau trên giường cũng khiến khách bối rối vì không biết chọn dùng loại nào. Nhiều nơi còn cung cấp hẳn menu các loại gối họ để trên giường. Ảnh: Christy Archer. |
|
Bồn tắm trong phòng ngủ: Liệu bạn có thể tắm khi người cùng phòng đang nhìn chằm chằm không? Đây là điều khiến nhiều người khó chịu nhưng lại xuất hiện trong nhiều khách sạn. Theo du khách, bồn tắm luôn ở trong phòng tắm, giống như gà phải ở trong chuồng. Ảnh: Loversiq. |
|
Móc áo chống trộm cũng là điều khiến du khách thấy khó chịu. Ảnh: Amazon. |
|
Cà phê quá tệ: Rất nhiều người than vãn về chất lượng của cà phê tại các khách sạn. Ảnh: Serious Eats.
|
|
Máy ép quần: Nhiều khách sạn lớn trang bị thêm máy ép quần trong phòng, nhưng không phải người nào cũng biết sử dụng. Đôi khi chỉ cần một chiếc bàn là ủi là đủ. Ảnh: Hammacher Schlemmer. |
|
Bị làm phiền khi đang ăn: Rất nhiều nhân viên phục vụ tại nhà hàng sẽ hỏi thực khách có muốn sử dụng thêm dịch vụ trong khi đang dùng bữa. Điều này có thể làm gián đoạn cuộc trò chuyện của khách. Ảnh: Social Media Club.
|
|
Giá đồ uống đắt: Khi uống rượu ở minibar của khách sạn bạn sẽ phải trả khoảng 13 USD cho một ly scotch whisky, trong khi giá ở bên ngoài chỉ bằng 1/10.Các đồ uống để trong tủ lạnh ở phòng cũng có giá cao hơn bên ngoài nhiều lần. Ảnh: ResDiary. |
|
Tiền tip: Ở một số quốc gia, tip cho nhân viên phục vụ được coi là nét văn hóa, phép lịch sự. Tuy thế, điều đó cũng khiến không ít người thấy phiền phức và khó chịu. Ảnh: Gehring Travel.
|
|
Ánh sáng yếu: Nhiều người thường mang theo sách khi du lịch, và thường dành thời gian rảnh để đọc trong khách sạn. Tuy nhiên, rất nhiều khách sạn có hệ thống đèn lờ mờ, ảnh hưởng đến thị lực của họ. Ảnh: idolza. |
|
Mặt tiền tồi tàn: Mặt tiền của khách sạn chính là nơi để lại ấn tượng đầu tiên. Du khách sẽ cảm thấy phấn khích và vui vẻ hơn nếu thấy vẻ bề ngoài “long lanh” của khách sạn mình ở. Điều này cũng phản ảnh một phần chất lượng dịch vụ tại đó. Ảnh: Deyan Georgiev. |
|
Nhân viên giúp khách tắm: Ý tưởng về một người hầu tắm cho khách được không ít khách sạn áp dụng, nhưng du khách phản ứng rằng họ không thể thư giãn trong khi có một người đứng bên cạnh với chiếc khăn và hỏi nước có đủ ấm không. Các khách sạn nên nâng cao cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng dịch vụ: sạch sẽ, tiện nghi, phòng đẹp, thức ăn ngon,… để thu hút du khách thay vì trả lương cho một người chỉ để mở vòi tắm. Ảnh: New York Post.
|
|
Thực đơn dành cho trẻ em: Tại sao các khách sạn lại cho rằng tất cả trẻ em chỉ ăn khoai tây chiên, pizza hay mì ống với sốt cà chua? Chúng cũng cần một bữa ăn “bình thường” với phong phú các loại thực phẩm như của người lớn. Ảnh: 123rf. |
|
Sách báo, tạp chí: Những tờ quảng cáo về dịch vụ khách sạn hoặc điểm du lịch địa phương có thể đặt trong phòng khách sạn, nhưng các ấn phẩm thời trang, sách chính trị, tôn giáo thì không nên có, vì không phải ai cũng quan tâm đến các vấn đề đó. Ảnh: Getty. |
Nguồn: News.zing.vn