Nhóm phượt thủ trẻ vượt 330 km truyền thông điệp ‘Save our seas’

0
18

Côn Đảo – một trong những thiên đường biển đẹp nhất Việt Nam vừa ghi dấu bước chân của nhóm phượt thủ trẻ, với hàng trăm cân rác được dọn sạch.

Nhom phuot thu tre vuot 330 km truyen thong diep ‘Save our seas’ hinh anh 1Nhom phuot thu tre vuot 330 km truyen thong diep ‘Save our seas’ hinh anh 2

Côn Đảo – một trong những thiên đường biển đẹp nhất Việt Nam vừa ghi dấu bước chân của nhóm phượt thủ trẻ. Hàng trăm cân rác được dọn sạch để trả lại cho bãi Vong diện mạo thiên nhiên xanh sạch vốn có. Hành động đó đã góp phần truyền đi thông điệp ý nghĩa: Hãy “save our seas” trước khi quá muộn.

“Save our seas” là một chiến dịch bảo vệ môi trường biển được khởi xướng bởi nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (Hùng Lekima), với mong muốn kêu gọi mọi người chung tay khắc phục và giải quyết vấn nạn ô nhiễm bởi rác thải nhựa.

Trong suốt 1,5 tháng, ngày nào nhiếp ảnh gia nổi tiếng này cũng phóng những vòng xe bất tận đi dọc các tỉnh ven biển, ghi lại hình ảnh những bãi biển bị tàn phá, nhưng không phải bởi thiên tai mà vì chính rác thải của con người.

“Hành trình của tôi là đi 7.000 km dọc bờ biển Việt Nam trong vòng 1,5 tháng, qua 28 tỉnh ven biển. Đến tỉnh thành nào tôi cũng chụp ảnh về rác thải nhựa. Tôi muốn gửi gắm thông điệp rằng chỉ có hành động thì chúng ta mới thay đổi được. Ngay tại trường học, cơ quan, siêu thị… hãy hạn chế nhất có thể việc sử dụng túi nylon và chai nhựa để bảo vệ môi trường”, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng chia sẻ.

Nhom phuot thu tre vuot 330 km truyen thong diep ‘Save our seas’ hinh anh 3

5h sáng ngày 2/5, nhóm phượt thủ của cộng đồng Motul PowerSport đã tập trung đông đủ và sẵn sàng cho một chuyến đi dài. Đáng nói hơn, hành trình lần này còn có sự đồng hành của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng.

Nhom phuot thu tre vuot 330 km truyen thong diep ‘Save our seas’ hinh anh 47 anh em, 7 cá tính, 7 nghề nghiệp khác nhau nhưng chỉ chung một mục đích. Đó là cùng nhau tạo ra chuyến đi của những trải nghiệm đáng nhớ. Không giống bất cứ hành trình nào trước đây, đây là chuyến đi vì một Côn Đảo “thiên nhiên” đúng nghĩa.

Khởi hành từ TP.HCM, 7 người vượt hơn 200 km với điểm dừng chân đầu tiên là chùa Som Rong, Sóc Trăng – nơi miền Tây thương nhớ với người dân chất phác, hiền hòa, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình cùng những vườn cây ăn trái trĩu quả. Nơi đây cũng nổi tiếng với những ngôi chùa thanh tịnh, yên bình, mang đậm phong cách Phật giáo mà bất kỳ lữ khách nào đặt chân tới cũng không thể rời mắt.

Chùa Som Rong tên đầy đủ là Botum Vong Sa Som Rong, với kiến trúc mang đậm dấu ấn của người Khmer, kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại. Sau khi ghé qua ngôi chùa để cầu bình an và may mắn, nhóm phượt thủ lại tiếp tục hành trình tới điểm tập kết cuối: Côn Đảo.

Trải qua hơn chục km đường đèo quanh co uốn lượn, được bao bọc bởi biển và núi với những bụi hoa dại nở trắng hai bên, hành trình “save our seas” của những người trẻ được bắt đầu tại bãi Vong – Côn Đảo.

Động lực chung tay cứu thiên nhiên đã giúp nhóm bạn trẻ vượt qua cảm giác uể oải ban đầu khi chứng kiến cảnh rác thải ngập tràn bãi Vong, cũng như cái nắng thiêu đốt đặc trưng của miền biển, để thu nhặt hàng trăm cân rác sau nhiều giờ đồng hồ, chuyển về khu xử lý, trả lại diện mạo xanh sạch và tươi đẹp vốn có cho Côn Đảo.

Nhom phuot thu tre vuot 330 km truyen thong diep ‘Save our seas’ hinh anh 9

Không phải lần đầu tham gia các chuyến phượt dài ngày, nhưng Võ Quốc Vương (20 tuổi) không giấu nổi cảm xúc bất ngờ về hành trình đặc biệt lần này: “Thoạt đầu, tôi cứ ngỡ chuyến đi này cũng như bao hành trình phượt khác, đi cùng anh em cho thỏa đam mê, để giải phóng bản thân khỏi những bộn bề của công việc. Nhưng khi đặt chân đến Côn Đảo, thấy một núi rác bao quanh và tận tay nhặt từng vỏ chai, ống nhựa… tôi chợt nhận ra rằng đây mới chính là trải nghiệm. Trải nghiệm để chứng kiến tác hại kinh khủng của rác thải đến môi trường. Trải nghiệm để tự nhắc nhở bản thân về việc hạn chế sử dụng nhựa”.

Nhom phuot thu tre vuot 330 km truyen thong diep ‘Save our seas’ hinh anh 10

Trước đây, khi nhắc đến phượt, người ta chỉ nghĩ đơn thuần đó là những chuyến đi xa, xuất phát từ đam mê khám phá và tìm tòi những vùng đất mới. Nhưng ngày nay, hơn cả thế, phượt phải gắn liền với những hoạt động ý nghĩa, tích cực vì xã hội và cộng đồng. Xu hướng phượt văn minh này sẽ là kim chỉ nam cho những ai yêu thích và đam mê xê dịch.

Các chuyến phượt ngày nay không chỉ để thỏa mãn đam mê, mà còn là dịp để thể hiện trách nhiệm với xã hội dù là nhỏ nhất. Vì không chuyến đi nào có thể tiếp cận trực tiếp những vùng đất hẻo lánh, xa xôi hơn các chuyến phượt. Và hành trình tới các vùng đất ấy chính là những trải nghiệm quý báu, để thấy bản thân trưởng thành hơn, để hiểu rằng xã hội, môi trường đang cần lắm sự chung tay bảo vệ của mỗi người. Đây cũng là cảm nhận chung của nhóm phượt thủ Motul PowerSport khi thực hiện hành trình Nâng cấp trải nghiệm, chinh phục cung đường TP.HCM – Sóc Trăng – Côn Đảo.

Nhom phuot thu tre vuot 330 km truyen thong diep ‘Save our seas’ hinh anh 11

Bên cạnh đóng góp cho cộng đồng, việc đảm bảo an toàn cho bản thân cũng là cách để mỗi người trẻ thể hiện tinh thần phượt có trách nhiệm. Đi phượt không đơn giản là mặc áo phản quang, đeo ba lô, lên xe máy đi du lịch bụi. Người tham gia phượt phải chuẩn bị chu đáo mọi đồ dùng, vật dụng thiết yếu, đồng thời trang bị cẩm nang sống, kiến thức, quy tắc đi đường, kỹ năng mềm trong giao tiếp, nghiêm túc tuân thủ các quy định của đoàn. Đặc biệt, với xe cộ – bạn đồng hành chính trong mọi hành trình phượt, thì việc kiểm tra máy móc, dầu nhớt là điều tối quan trọng.

Đó là lý do tại sao trước chuyến đi Côn Đảo vài ngày, 7 thành viên của nhóm phượt đã được anh Ngô Nguyễn Anh Tuấn (biệt danh kỹ sư hẻm hay Gia Cát Việt Tuấn) cùng các chuyên gia dầu nhớt Motul đến tận nhà để hướng dẫn và chia sẻ kiến thức về bảo dưỡng xe, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho hành trình. Từ hệ thống đèn điện còi đề, phanh thắng đến dầu nhớt động cơ… tất cả đều được đội ngũ chuyên gia kiểm tra cẩn thận, nhằm giúp các “chiến mã” duy trì trạng thái tốt nhất nhất trong suốt hành trình.

Nhom phuot thu tre vuot 330 km truyen thong diep ‘Save our seas’ hinh anh 12

Đóng vai trò là người hỗ trợ kỹ thuật đứng sau mỗi hành trình phượt có trách nhiệm, Ngô Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ: “Với tư cách là một người chơi xe hơn 10 năm, mình rất tâm đắc tinh thần của các anh em trong cộng đồng Motul Powersport, cũng như ủng hộ hành trình chung tay vì môi trường do Motul khởi xướng. Hành trình này thực sự vừa nhân văn vừa phù hợp với phong cách chơi xe đã lâu của mình, đó là lái xe an toàn, lịch sự và dĩ nhiên là phải có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”.

“Tôi không ngờ chuyến đi lần này lại có sức lan tỏa đến vậy. Không chỉ anh em trong đoàn hăng hái, nhiệt tình tham gia nhặt rác, mà các bạn sinh viên và cư dân địa phương cũng hưởng ứng tích cực. Qua chuyến đi này, tôi muốn hướng đến một cộng đồng phượt văn minh, có trách nhiệm với xã hội thông qua hoạt động bảo vệ môi trường và truyền cảm hứng đến với mỗi người. Hy vọng nhãn hàng dầu nhớt Motul sẽ tiếp tục đồng hành cùng tôi, cũng như cộng đồng trong những chiến dịch ý nghĩa sắp tới”, nhiếp ảnh gia Hùng Lekima trải lòng sau khi tạm biệt Côn Đảo.

Để góp phần lan tỏa lời kêu gọi “Hãy cứu biển” một cách rộng rãi hơn, nhiếp ảnh gia Hùng Lekima đã tổ chức buổi triển lãm ảnh về rác thải nhựa tại Hà Nội từ ngày 4-9/6 với sự đồng hành của Motul Vietnam. Rất nhiều hình ảnh chân thực đã được trưng bày tại sự kiện để minh chứng cho tác hại kinh khủng của rác thải đến môi trường biển.

Video – Nhóm phượt thủ trẻ vượt 330 km truyền thông điệp Save our seas Côn Đảo – một trong những thiên đường biển đẹp nhất Việt Nam vừa ghi dấu bước chân của nhóm phượt thủ trẻ. Hàng trăm cân rác được dọn sạch với thông điệp “Save our sea”.

“Xê dịch” không đơn thuần là di chuyển, mà còn hành trình để thấy mình lớn hơn, để góp nhặt những trải nghiệm mới lạ và lan tỏa thông điệp về một định nghĩa “phượt văn minh”, không chỉ với “save our seas” mà với rất nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

Nguồn: News.zing.vn