Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

0
9
Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

– Từ Hà Nội men theo QL5 chừng 50 km, du khách sẽ đến được làng Nôm (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên). Đây là một ngôi làng yên bình, lưu giữ được những nét văn hóa cổ bậc nhất của người Việt và đi vào thơ ca với câu nói nổi tiếng: “Đồng nát thì về cầu Nôm”.

Tiền tỷ cũng không bán nhà cổ

Câu nói “đồng nát thì về cầu Nôm” từ xưa đã xuất hiện nhiều trong thơ văn. Bởi xưa kia, nơi đây là địa điểm tập trung thu mua đồng, thép vụn từ các nơi đổ về. Sau đó người ta phân loại và chuyển chúng đến lò để đun chảy, tái sử dụng.

Cũng chính vì nghề ấy mà người dân làng Nôm xưa kia có cuộc sống khá “vương giả”, xây được những ngôi nhà khang trang, bề thế và trở thành di sản quý giá của ngày hôm nay.

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Ngôi nhà cổ của ông Phùng Văn Long với kiến trúc nhà ngói ba gian đặc trưng

Nằm ở gần đầu làng, ngôi nhà cổ ba gian nhà ông Long là một trong số đó. Ông Long, một trong những chủ nhân của ngôi nhà cổ, cho biết: “Ngôi nhà này được xây từ lâu lắm rồi, tôi không nhớ rõ. Chỉ biết rằng khi tôi sinh ra đã có và cứ truyền từ đời này sang đời khác”.

Bà Long, vợ ông, cho biết thêm: “Khi tôi về làm dâu thì căn nhà đã như thế này rồi, đến giờ vẫn không thay đổi gì cả. Những đoàn chuyên gia về đây họ đánh giá tuổi đời của nó không dưới 200 năm”.

Bà Long nhấn mạnh: “Có nhiều người họ trả tiền cao lắm, đến hàng tỷ bạc nhưng chúng tôi không bán. Đây là nhà của các cụ để lại, là nhà thờ, sau này con cháu còn về hương khói, mình có túng thiếu đâu mà phải bán?”.

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Căn nhà cổ từ nhiều đời nay hiện vẫn được sử dụng

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Bà Long khẳng định không túng thiếu để phải bán nhà

Bà Long tâm sự, từ ngày bà về làm dâu, bà nhận thấy rằng làng Nôm ít có biến đổi. Mặc dù kinh tế đã khá hơn rất nhiều nhưng người dân cũng không xây sửa lại căn nhà. Nhiều người đến hỏi mua nhưng cũng không ai đồng ý vì đó là tài sản của tổ tiên.

Con cháu dân làng đi lên Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác làm ăn sinh sống nhưng vẫn giữ được bản tính nhân hậu, hòa nhã của làng. Mỗi dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ, trong những căn nhà cổ lại rộn vang tiếng cười sum họp của các gia đình.

Tương tự, anh T, con trai của cụ Đích, một trong những chủ nhân của ngôi nhà cổ tại làng Nôm, cho biết: “Mặc dù có sửa qua đôi chút để ở cho tiện hơn, song về cơ bản thì kiến trúc nhà vẫn thế. Tôi được sinh ra và lớn lên ở đây, ông bà cha mẹ đều ở đây nên sau này dù thế nào vẫn sẽ ở đây”.

Ngôi làng, nơi thời gian dừng lại

Như bao làng Việt khác, cổng làng Nôm là nơi đầu tiên du khách nhìn thấy trước khi hòa mình vào không gian hoài cổ. 

Dáng vẻ uy nghi, họa tiết tinh xảo, đậm dấu ấn Việt nhưng làng toát lên sự trầm lắng, u tịch hệt như cuộc sống và tính cách con người nơi đây.

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Những hình ảnh quen thuộc của cây đa, giếng nước, sân đình, mái ngói đơn sơ được thấy khắp nơi

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Cùng những con đường rợp bóng xanh mát của cây cối

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Dọc hai bên ao làng là những nhà thờ họ Nguyễn, Lê, Đan…

Không chỉ tôi mà bất kỳ du khách nào sẽ cảm thấy rằng chỉ cần bước qua cánh cổng làng là thời gian như dừng lại, trên từng mái nhà, từng thửa ruộng, từng con đường.

Mặc dù đã nhiều thế kỷ trôi qua kể từ khi thành lập làng nhưng mọi thứ dường như vẫn như ngày hôm qua. 

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Những họa tiết mấy trăm năm rồi mà vẫn rất tinh xảo, điệu nghệ.

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Chưa một di tích nào ở trong làng phải xây lại hoặc trùng tu lớn.

Ghé thăm chợ tôi nhận thấy chợ Nôm khác với những khu chợ khác mà tôi đã gặp. Chợ ở đây không phải là những ki-ốt đơn điệu, không phải là những gian hàng được xây bê tông kiên cố mà chỉ là những gian nhà xây gạch đỏ không trát vữa. 

Màu gạch đỏ qua nắng gió thời gian trở nên đậm hơn. Nhiều chỗ trên tường bị lở, bám rêu phong tạo cho du khách như đi ngược lại quá khứ với những hình ảnh của ông, bà cha mẹ mình đi chợ ngày xưa.

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Chợ Nôm với những gian bán hàng đậm màu thời gian

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Luôn là nơi vui chơi và tụ tập đầy thú vị của lũ trẻ con trong làng

Vào sâu trong làng, tôi đã thấy cầu Nôm. Cây cầu hiện ra trước mắt tôi sừng sững như một chứng nhân lịch sử, chứ không phải hình ảnh có trong tưởng tượng. Cây cầu gồm có 9 trụ xây bằng đá bắc qua con sông Nguyệt Đức chảy vòng quanh làng.

Trên mỗi trụ cầu được chạm khắc đầu rồng tinh xảo trông như những thần bảo hộ cho ngôi làng này được sóng yên bể lặng. Người dân làng Nôm muốn vào ngôi chùa Nôm phía bên kia sông thì đều phải qua cầu. 

Do đó cũng có thể nói rằng đây là một chứng nhân của lịch sử suốt hơn 200 năm qua.

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Cầu Nôm nổi tiếng trong thơ ca Việt Nam

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Chùa Nôm – ngôi chùa có Tam Quan vĩ đại được xây dựng từ thời Hậu Lê

Ngoài ra, một di tích nổi tiếng khác trong làng Nôm là đình thánh Tam Giang, thờ một vị tướng của Hai Bà Trưng. 

Được xây dựng từ năm 1924, đến nay chưa từng trải qua một đợt trùng tu quy mô lớn nào nhưng đình Tam Giang vẫn giữ được nét nguyên bản như vốn có ban đầu.

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

Đình Tam Giang cổ kính vượt thời gian

Đình đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Quốc gia năm 1994.

Nguyễn Huy Tùng

Nguồn: Vietnamnet.vn