Mường Thanh và câu chuyện mang dịch vụ cao cấp đến vùng xa

0
10
536-5479-4017-1440065934.jpg

Không chỉ chú trọng tập trung đầu tư vào các vùng phát triển du lịch, Mường Thanh còn đầu tư vào các vùng kinh tế mới như Bắc Giang, Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Lào Cai,…

Mường Thanh bắt nguồn từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là “Xứ Trời”, gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc. Khách sạn đầu tiên được thành lập tại Điện Biên Phủ và tên gọi Mường Thanh được chọn để thể hiện tình cảm và tri ân của người sáng lập đến vùng đất khởi nghiệp.

Không chỉ chú trọng tập trung đầu tư vào các vùng phát triển du lịch, Mường Thanh còn đầu tư vào các vùng kinh tế mới như Bắc Giang, Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Lào Cai,… với những khách sạn được xây dựng theo tiêu chuẩn 4, 5 sao. Tại những vùng đất này, Mường Thanh đã mang đến một chuẩn mực dịch vụ mới, từ phòng nghỉ, dịch vụ ẩm thực, đến những dịch vụ đi kèm như bể bơi, karaoke, spa.

536-5479-4017-1440065934.jpg

Khách sạn Mường Thanh ở Quảng Bình.

Linh hồn của chuỗi khách sạn Mường Thanh chính là tinh thần thuần Việt. Du khách có thể dễ dàng nhận thấy ngay tinh thần đó khi lần đầu tiên bước vào khách sạn Mường Thanh trên mọi miền đất nước, nổi bật nhất là nụ cười hồn hậu của đội ngũ nhân viên. Mọi trải nghiệm tại đây đều lấy khách hàng là trung tâm.

Với mục tiêu trở thành chuỗi khách sạn nội địa cao cấp, tập đoàn khách sạn đã chuẩn bị kỹ nguồn lực về tài chính và nhân sự để tiến từng bước vững chắc, ghi tên thương hiệu lên bản đồ kinh doanh khách sạn trong nước và thế giới.

Quyết định đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp đủ nhân sự chất lượng cao cho gần 50 khách sạn, Mường Thanh bắt tay vào xây dựng chiến lược dài hạn và hiệu quả.

Đầu tiên, tập đoàn xây dựng đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành để chuyên đào tạo chuyên môn, các khoa đào tạo tiêu chuẩn dịch vụ, kỹ năng mềm cho nhân viên được mở ra liên tiếp, việc đánh giá, kiểm định chất lượng từng bước được áp dụng trên toàn hệ thống khách sạn. Lao động địa phương sau khi tuyển vào khách sạn đều phải trải qua thời gian đào tạo khắt khe trước khi chính thức làm việc.

Cụ thể tập đoàn đã phối hợp với Dự án nâng cao nguồn năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU) để triển khai 11 khóa tập huấn cho gần 300 cán bộ chủ chốt theo bộ tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS).

Gần 90% nguồn nhân lực tại các dự án khách sạn là lấy từ địa phương, góp phần không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm tại các tỉnh thành và sự phát triển chung của du lịch địa phương, nhằm mục tiêu giúp du khách đến khách sạn sẽ hiểu rõ hơn văn hóa đặc trưng vùng miền và sự chân thành của người bản xứ.

MT-vientian1-3_1440119355.jpg

Khách sạn Mường Thanh ở Lào.

Trong tương lai, tập đoàn Mường Thanh đang hướng đến các dự án khách sạn ở Mộc Châu – Sơn La, Hòa Bình, Lý Sơn – Quảng Ngãi, Cà Mau, Phú Quốc và đặc biệt năm 2016 còn khai trương Mường Thanh Vientiane ở Lào.

Xem thêm: Ảnh khách sạn Mường Thanh.

Hoàng Ngân

Nguồn: Vnexpress.net