Món bò ở Việt Nam có nhiều cách chế biến từ nướng, gỏi, nhúng, sốt, hầm tới xào, nấu canh… Hình thức nào cũng có món ngon nổi tiếng, được nhiều người ưa thích.
Phong phú vị bò trong món Việt
Phở là một trong những món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt, có thể được dùng cùng thịt bò hoặc gà. Tuy nhiên, nước dùng cho nồi phở thường được ninh từ xương bò với sá sùng, kèm nhiều loại gia vị như quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng…
Bên cạnh phở bò, trong kho tàng ẩm thực Việt còn có rất nhiều món ăn được chế biến với bò, nhờ vào sự phong phú ở cách nấu, đa dạng gia vị sử dụng và biến tấu tinh tế giữa các vùng miền tùy theo khẩu vị ẩm thực địa phương. Ngoài ra, nét tinh tế của ẩm thực từ các quốc gia khác trong quá trình giao thương và giao thoa văn hóa cũng làm nên sự phong phú trong từng món ăn mang hương vị bò.
Món bò ở Việt Nam có nhiều cách chế biến tinh tế như nướng lá lốt, sốt me, xào lúc lắc, cuộn nấm kim châm áp chảo, xào hành tây, canh cải thịt, sốt vừng mề, gỏi rau má thịt, trộn cà tím… Một trong những cách nấu phổ biến của món bò tại Việt Nam là hầm (bò hầm), người miền Nam còn gọi là kho (bò kho). Tuy nhiên, món bò hầm, bò kho lại có hàng trăm kiểu nấu, mà điển hình như bò hầm nước gừng, bò hầm tiêu xanh, đuôi bò hầm cà chua, bò hầm sốt vang, bắp bò hầm kim chi, thịt bò hầm nấu nấm, bò hầm bí đỏ, bò lagu, thịt bò hầm nước dừa…
Ở miền Bắc nổi tiếng với bò hầm sốt vang, bò kho gừng… là những món ăn ngon khi gặp tiết trời lạnh hoặc ngày mưa; người miền Trung đi đâu cũng nhớ về món bò thưng, bò kho mật mía; người miền Nam ăn sáng lại thèm món bò kho với bánh mì hoặc bún.
Một số gia vị đặc trưng không thể thiếu trong các món bò. |
Các món bò hầm (bò kho) giữa Bắc, Trung, Nam khác nhau chủ yếu ở gia vị. Món bò kho nước gừng sử dụng gia vị chính là hạt tiêu và gừng nguyên củ đập giập. Khi sử dụng chỉ cần thái lát mỏng vừa, chấm với nước mắm gừng tỏi, tạo nên món ăn thanh nhã mà đậm đà, thơm ngon, ngọt vị.
Món bò kho mật mía của người miền Trung thì sử dụng gia vị chính là mật mía, hạt nêm. Món bò sau khi hầm thường dậy vị cay của gừng, ớt và vị giòn, ngọt tự nhiên của bắp bò hòa quyện với vị ngọt đậm của mật mía trở thành một hương vị đậm đà, cay nồng. Món bò kho của người miền Nam lại sử dụng nhiều loại gia vị như hành, tỏi, gừng băm, sả, hồi, quế…
Ngoài ra, món này thường hầm cùng cà rốt, củ cải trắng, khoai tây tạo nên vị ngọt thanh hòa quyện trong nước bò hầm đậm đà. Trước khi thưởng thức, thực khách thường rắc thêm chút ngò gai, bạc hà, ngò ôm lên trên là ngon miệng.
Tinh hoa từ sự giao thoa và kế thừa
Món bò nói chung và món bò hầm nói riêng trên khắp ba miền là nhờ vào sự đa dạng trong cách nấu và phong phú trong gia vị sử dụng. Điều này còn được thể hiện trong việc nêm ướp với thịt bò, các loại rau thơm sử dụng trong quá trình chế biến, thưởng thức, vận dụng linh hoạt trong ẩm thực vùng miền, nền văn hóa, dân tộc khác nhau cùng chung sống trên mảnh đất hình chữ S suốt hàng nghìn năm.
Theo các chuyên gia ẩm thực, về mặt văn hóa, gia vị giúp người thưởng thức cảm nhận sự khác biệt giữa các vùng miền, nước này với nước khác. Ví dụ món ăn ở trên khắp thế giới đều tương đối giống nhau về nguyên liệu chế biến có nguồn gốc từ thực vật hay động vật, nhưng điều đã làm nên món ăn nước này khác với nước kia lại chính là gia vị. Vì thế, bên cạnh kỹ thuật chế biến, gia vị có tính quyết định để tạo nên hương vị rất đặc trưng của từng quốc gia và vùng miền khác nhau.
Sự phong phú đa dạng của văn hóa và nghệ thuật ẩm thực chính là nguồn nguyên liệu và niềm cảm hứng bất tận cho sự phát triển. Việc giao thoa và kết hợp những nét tinh túy của từng món ăn, từng nền văn hóa để tạo nên các món ăn mới được nhiều người ưa thích chính là một nghệ thuật. Trong đó, phở là một ví dụ.
Phở được cho là có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như “pô tô phơ”), kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam. Người ta tin rằng phở bắt nguồn từ miền Bắc và đã có nhiều biến thể đa dạng, phong phú khi theo chân những người di cư vào phương Nam. Món phở cũng có các phương pháp chế biến và hương vị khác nhau, tên gọi khác nhau để phân biệt như: phở Bắc, phở Nam Định, phở Hà Nội miền Bắc), phở Huế, phở Gia Lai, phở 2 tô (miền Trung) và phở Sài Gòn, phở Tàu bay (miền Nam)…
Trân trọng kế thừa và phát huy những nét tinh túy trong kho tàng ẩm thực Việt đã giúp cho nhiều thương hiệu Việt có thêm lợi thế cạnh tranh trong ngành ẩm thực nói chung và ngành hàng thực phẩm đóng gói nói riêng. Lấy món mì gói làm ví dụ. Sau khi được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ trước, các chuyên gia ẩm thực tài hoa đã kết hợp tính tiện dụng của mì gói với những hương vị phong phú của ẩm thực khắp 3 miền, để tạo ra những sản phẩm mì gói đậm đà hương vị Việt. Món ăn này đã chinh phục người tiêu dùng trong nước cũng như làm ấm lòng nhiều người Việt xa xứ.
Ông Quế, một chuyên gia ẩm thực nhận xét, mì Bò Hầm Rau Thơm 3 Miền là một sự kết hợp thú vị từ những điểm đặc biệt của các hương vị món bò kho Nam Bộ đậm đà, bò lagu nấu đậu thơm ngon, bò hầm tiêu xanh thanh khiết mà nồng nàn… Từ sự kết hợp này tạo ra một món ăn có hương vị thịt và tủy bò hầm, một ít mùi quế, hồi; chút vị cà chua, hương tiêu xanh; hòa cùng vị rau thơm húng quế, ngò gai… thân thuộc, thơm ngon, có thể ăn hàng ngày mà không mau chán.
Mì 3 Miền Bò Hầm Rau Thơm của Công ty UNIBEN từ lâu là hương vị được ưa chuộng trên toàn quốc. |
Theo chị Thùy Dương, một nhân viên một công ty du lịch có trụ sở tại TP HCM, quê ở Đồng Tháp, lần đầu thưởng thức mòn mì bò hầm rau thơm 3 Miền, chị liên tưởng ngay đến món bò kho, một món ăn truyền thống khá phổ biến của miền Nam. Món ăn mang đặc trưng với nhiều gia vị có mùi thơm nồng mạnh như quế, hồi, sả, ớt… phảng phất mùi vị thịt bò hầm với cà chua, khoai tây và đậu Hà Lan của món bò lagu nấu đậu…
Còn Thiện Nhân (Sinh viên Đại học Thủy Lợi, TP HCM) cho biết: “Hương vị của món mì 3 Miền Bò Hầm Rau Thơm rất đặc biệt, gần gũi, thân thuộc. Vị đậm đà kiểu miền Nam hài hòa miền Bắc mà lại cay nồng, đủ thỏa mãn một người Huế như tôi”.
Hưng Thịnh
Kế thừa và phát huy những nét tinh túy trong ẩm thực Việt đã giúp mì 3 Miền liên tục tăng trưởng trong 3 năm qua và hiện chiếm giữ 27% thị phần mì gói Việt, theo Báo cáo thị trường tiêu dùng Việt Nam trong quý III năm 2016 của Công ty tư vấn – nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Kantar Worldpanel.
Nguồn: Vnexpress.net