Tháng 11 là tháng đẹp nhất ở các tỉnh miền núi Tây Nguyên. Đây cũng là mùa dã quỳ rực vàng trên các triền đồi. Trong ảnh: dã quỳ nở trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya – Ảnh: DOÃN VINH
Hoa dã quỳ, loài hoa đặc trưng của Tây Nguyên đang trong những ngày khoe sắc thắm. Trong đó, núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ.
Tiếp nối thành công của Lễ hội Hoa dã quỳ – Núi lửa Chư Đăng Ya năm 2017, lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 10 đến 13-11. Đây cũng là thời điểm tuyệt đẹp khi loài hoa báo đông nở rực vàng, sáng cả ngọn núi lửa đã ngủ yên.
Theo ban tổ chức, ngoài ngắm hoa dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya, du khách tới đây còn được thưởng thức cồng chiêng cùng với những điệu múa truyền thống của cư dân bản địa sinh sống dưới chân núi.
Núi lửa Chư Đăng Ya cách thành phố Pleiku (Gia Lai) chừng 30km về hướng bắc (thuộc làng Plơi Iagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh) mùa này đang chuyển từ màu xanh sang sắc vàng của dã quỳ – Ảnh: DOÃN VINH
Đây cũng là cơ hội để dân làng thể hiện tài năng đan lát, dệt vải, tạc tượng…
Người dân làng Ia Gri (xã Chư Đăng Ya) còn làm các món ẩm thực đặc sản như cơm lam ống nứa, gà nướng. Du khách còn có cơ hội thưởng thức rượu gè được ủ từ mùa đông năm ngoái…
Vào mùa mưa, Chư Đăng Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang, khoai môn hay cây dong riềng, còn đến mùa khô, hàng vạn đóa hoa dã quỳ bung nở trên sườn núi – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Dã quỳ tạo nên những bờ rào hoa trên những sườn đồi – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Dã quỳ vàng rực trong nắng đầu Đông – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Du khách hào hứng với những rặng dã quỳ khoe sắc đầu mùa – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Du khách thích thú khi dùng những bông dã quỳ kết trên vành mũ – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Nơi diễn ra lễ hội hoa dã quỳ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya
Trình diễn dệt thổ cẩm tại lễ hội – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Trình diễn đan gùi và các vật dụng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn