Khu bảo tồn ở Nam Phi phải xẻ thịt thú để bán vì đại dịch

0
9
khu bao ton o Nam Phi ban thit dong vat anh 1

Đối với Somkhanda, khu bảo tồn thuộc sở hữu cộng đồng, việc bán thịt thú trở thành cứu tinh khi ngành công nghiệp du lịch sinh thái trị giá hàng tỷ USD của châu Phi bị đình trệ.

Khu bảo tồn thường cho hoặc bán giá thấp thịt từ các loài động vật ăn cỏ như linh dương châu Phi và linh dương nyala – thuộc giống linh dương sừng xoắn.

Họ phải loại bớt số lượng thú hàng năm để quản lý đàn, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và đồng cỏ.

Giờ đây, khi đối mặt với khoản lỗ lên tới 90% doanh thu, họ tích cực tiếp thị thịt hơn – thường được xem là món ngon đối với các nhà hàng và khách du lịch nước ngoài.

Việc bán thịt này có thể mang về từ 2.900 – 5.800 USD mỗi tháng cho khu bảo tồn.

khu bao ton o Nam Phi ban thit dong vat anh 1

Lối vào khu bảo tồn Somkhanda gần Pongola, Nam Phi. Ảnh: Reuters/ Siyabonya Sishi.

“Ngành du lịch đã sụp đổ. Chẳng có ai đến đây cả”, Roelie Kloppers, giám đốc điều hành tại Wildlands, đồng quản lý khu bảo tồn ở trung tâm phía bắc Zululand.

Vị giám độc cũng cho biết thêm: “Thay vì tiêu hủy hay bán với giá rất thấp tại địa phương, chúng tôi đã cố gắng tiếp thị chỗ thịt đó”.

Trước đại dịch, khách du lịch trong nước và quốc tế sẽ ghé nơi này để quan sát các loài động vật từ sư tử đến chó hoang – cũng như các loài linh dương châu Phi và nyala. Trong mỗi chuyến đi tham quan khu bảo tồn rộng 12.000 ha đều có hướng dẫn viên đi cùng.

khu bao ton o Nam Phi ban thit dong vat anh 2

Một góc nhìn khác về lối vào khu bảo tồn Somkhanda gần Pongola, Nam Phi. Ảnh: Reuters.

Chi phí gia tăng từ các quy trình an toàn như trạm rửa tay, kiểm tra nhiệt độ và thiết bị bảo vệ cho nhân viên đã tăng thêm gánh nặng cho khu bảo tồn kể từ khi Nam Phi đóng cửa do đại dịch vào cuối tháng 3.

Thịt được bán trực tiếp thông qua đối tác KZN Game Meat, tại các chợ nông sản và một số cửa hàng tiện lợi.

“Các hóa đơn đang chồng chất… vì vậy tôi quyết định bán thịt những con vật được nuôi với số lượng lớn để bổ sung thu nhập trong thời gian này”, lãnh đạo Fana Gumbi của Emvokweni Community Trust, đồng thời là người sở hữu khu bảo tồn này, cho biết.

Liên minh châu Phi ước tính rằng các quốc gia châu Phi đã mất gần 55 tỷ USD doanh thu từ du lịch chỉ trong 3 tháng do đại dịch.

Rùa Galapagos khổng lồ trở về quê hương sau khi nhân giống thành công Chú rùa có tên Diego, thuộc loài rùa Galapagos khổng lồ sắp bị tuyệt chủng, đã nhân giống thành công trong vườn thú San Diego thuộc bang California, Mỹ.

Nguồn: News.zing.vn