Đừng thắc mắc vì sao Việt Nam thua Thái Lan về du lịch

0
13
Dung thac mac vi sao Viet Nam thua Thai Lan ve du lich hinh anh 1 Khung cảnh phố đi bộ của ở Bangkok (Thái Lan), Cảnh sát du lịch luôn ứng trực để tiếp nhận thông tin của du khách. Ảnh. V.THỊNH

Tại một hội thảo cỡ lớn, nhiều đại biểu thắc mắc: “Tại sao nước ta có nhiều tiềm năng du lịch mà vẫn thua Thái Lan?” hay “Bao giờ Việt Nam mới đuổi kịp Thái Lan về du lịch?”.

Câu trả lời cũng đã được nhắc lại không biết bao nhiêu lần, nhưng tất cả vẫn chỉ là những thực trạng nhức nhối rất khó giải quyết. Đó chính là một nền du lịch thiếu chuyên nghiệp, thiếu gắn kết, nạn “chặt chém” vẫn diễn ra , thái độ của một số người người dân với du khách chưa thật sự thân thiện, cởi mở…

Mới đây nhất, sau một clip về nạn “chặt chém” du khách quốc tế tại phố cổ bằng hình thức cưỡng ép du khách đánh giày, may dép..của một số đối tượng, lực lượng chức năng đã xác minh và tạm giữ các đối tượng liên quan.

Dung thac mac vi sao Viet Nam thua Thai Lan ve du lich hinh anh 1 Khung cảnh phố đi bộ của ở Bangkok (Thái Lan), Cảnh sát du lịch luôn ứng trực để tiếp nhận thông tin của du khách. Ảnh. V.THỊNH
Khung cảnh phố đi bộ của ở Bangkok (Thái Lan), Cảnh sát du lịch luôn ứng trực để tiếp nhận thông tin của du khách. Ảnh. V.THỊNH

Cũng tại cuộc hội thảo nói trên, trao đổi bên hành lang một đại biểu là lãnh đạo một công ty du lịch cho hay, nạn “chặt chém” chèo kéo khách không phải là “đặc sản” của Việt Nam mà có ở nhiều nước, tuy nhiên ông cũng phải thừa nhận ở ta thiếu những cơ chế và biện pháp để loại trừ nó.

Trong chuyến đi của chúng tôi gần đây nhất tới Thái Lan, tôi và người đồng hành bắt một chiếc taxi từ khu chợ đêm về khách sạn. Xe chạy được hồi lâu, người đồng hành của tôi sau khi bật phần mềm dẫn đường khẳng định lái xe đang chạy đường vòng để ăn gian km. Bất đồng ngôn ngữ, anh liền giơ điện thoại trước mặt tài xế vả chỉ vào đó hàm ý bày tỏ sự không vừa lòng của mình. Để chắc ăn, anh còn nhắc lại liên tục từ “Police” để tăng thêm trọng lượng.

Cuối cùng, tài xế taxi cũng đưa chúng tôi về tới khách sạn một cách nhanh chóng theo đúng con đường được hiển thị trên điện thoại. Đến nơi, thay vì lấy đúng số tiền trên đèn báo, anh chỉ lấy một phần nhỏ trong đó và liên tục nói những từ tiếng Việt không sõi như: “Xin lỗi Việt Nam. Cảm ơn, cảm ơn”.

Ở Thái Lan, có một lực lượng gọi là Cảnh sát du lịch, họ làm việc khá nghiêm túc, bất cứ một phản ánh nào của du khách thông qua đường dây nóng sẽ được họ xác minh và nếu taxi nào vi phạm có thể bị phạt khá nặng. Đó chính là một trong những điều khiến cho nạn “chặt chém” ở đây rất hiếm khi xảy ra.

Tại hội thảo nói trên, sau khi một lãnh đạo  Tổng Cục du lịch  nói về những ưu thế của Việt Nam về cảnh quan, về điều kiện nghĩ dưỡng, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã thẳng thắn, những điều đó tốt rồi nhưng vấn đề làm làm sao cho du khách đến Việt Nam thì những giá trị đó mới được phát huy.

Trong clip về du khách bị “chặt chém” ở phố cổ, một nạn nhân gọi đó là “một trải nghiệm tồi tệ”.

Thời đại thông tin mạng xã hội như ngày nay, chỉ cần những trải nghiệm tồi tệ đó được chia sẻ với những người chưa từng đến Việt Nam thì đó là những rào cản khiến họ phải cân nhắc khi đến Việt Nam du lịch.

Tại sao Việt Nam thua Thái Lan về du lịch, câu hỏi đó chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp tục được nhắc lại trong thời gian tới đây nữa.

 

Nguồn: News.zing.vn