Độc đáo nghệ thuật vũ kịch mặt nạ (Lakhon Khol) của Campuchia

0
39

[kdn-iframe src=”https://player.sohatv.vn/embed/100228/?vid=vtv/2018/12/21/2112the-gioi-ket-noi-15453883470131731176130-1e5111545389465113.mp4″ width=”800px” height=”400px” frameborder=”0″]

VTV.vn – Tại Vương quốc Campuchia, người dân đang hân hoan ăn mừng loại hình vũ kịch mặt nạ Lakhon Khol, vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Kịch múa Lakhon Khol là loại hình nghệ thuật diễn xướng dựa trên sử thi Riêm kê, trường ca của Campuchia. Cốt truyện phát triển xung quanh mâu thuẫn giữa thiện và ác. Các nhân vật tuy là thần thoại nhưng gần gũi với con người trần tục, đại diện cho nét đẹp của con người Campuchia.

Múa được xem là giữ vai trò quan trọng tạo ra sức hấp dẫn của Lakhon Khol. Các động tác múa thể hiện sắc thái: hùng dũng, thiết tha, dứt khoát và gợi cảm trên nền nhạc cổ “pinpeat”…

Các nghệ sĩ Lakhon Khol được chuyên môn hóa rất cao. Mỗi người chỉ chuyên đóng một vai diễn và được tập rất công phu từ nhỏ. Ông Am Saruol (73 tuổi), người may mắn sống sót trong thời kỳ Pol Pot, là người gây dựng lại loại hình nghệ thuật Lakhon Khol ở Svay Anđet, tỉnh Kandal.

Sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Lakhon Khol (vũ kịch mặt nạ) càng thu hút sự quan tâm nhiều của công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ. Đây là thành công lớn và cũng là điều kiện thuận lợi để đất nước chùa tháp bảo tồn, phát triển loại hình văn hóa nghệ thuật cổ truyền độc đáo này.

Nguồn: Vtv.vn