Có những phiên chợ làm nên nét khác biệt của văn hóa Việt Nam – Kỳ 1

0
9
Có những phiên chợ độc đáo chỉ có thể gặp ở Việt Nam

Ngay từ thuở bé thơ, trong ký ức của mỗi người là hình ảnh những phiên chợ với những món quà vặt nhìn bắt mắt. Dường như, chợ đã trở thành một nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Chợ không chỉ là nơi giao lưu và trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi thể hiện rõ nét nhất văn hóa vùng miền. Mỗi miền quê ta bắt gặp những cách họp chợ khác nhau, và đôi khi đâu đó trên con đường chu du khắp mọi miền đất nước, có những buổi chợ mà có lẽ suốt đời ta chẳng thể nào quên được. Nó độc đáo quá, khác biệt quá, trở thành một dấu ấn khó phai, khiến ta hiểu hơn về cuộc sống đầy sắc màu của mỗi làng quê trên đất Việt. Hãy cùng Camnangdulich.vn khám phá 6 phiên chợ độc đáo chỉ có thể gặp ở Việt Nam nhé.

 

Có những phiên chợ độc đáo chỉ có thể gặp ở Việt Nam

Có những phiên chợ độc đáo chỉ có thể gặp ở Việt Nam – Ảnh: Sưu tầm

 

CHỢ NỔI CÁI RĂNG

 

Chợ nổi Cái Răng là một trong ba chợ lớn ở miền Tây, chợ họp trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km đường bộ. Nếu bạn đi thuyền từ bến Ninh Kiều, để đến chợ nổi, bạn phải mất khoảng chừng 30 phút. Chợ họp từ sớm lắm, dường như khi trời vừa tờ mờ sáng, các ghe thuyền khắp nơi đã tụ về, tạo nên một bầu không khí đầy sôi động, nhưng đến khoảng tầm 8 – 9h sáng, chợ lại bắt đầu vãn dần.

 

Đó là chợ nổi Cái Răng mang nét giao thương của vùng sông nước

Đó là chợ nổi Cái Răng mang nét giao thương của vùng sông nước – Ảnh: Sưu tầm

 

Chợ hợp từ tờ mờ sáng đến khoảng 8 - 9h sáng thì vãn

Chợ hợp từ tờ mờ sáng đến khoảng 8 – 9h sáng thì vãn – Ảnh: Sưu tầm

 

Ghé chợ từ sáng sớm, ta sẽ bắt gặp những ghe thuyền lớn bé đậu san sát nhau, trên đó chất đầy hoa quả, các mặt hàng nông sản và thậm chí là các loại hình dịch vụ khác như hủ tiếu, phở, café… Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất ở phiên chợ là hình ảnh những bẹo hàng lủng lẳng trên mỗi ghe, để nhìn vào đó, người ta biết được thuyền bán sản vật gì. Chính vì vậy nên tới chợ nổi, bạn sẽ chẳng nghe nhìn tiếng chào hàng í ới, người bán, người mua có những cách nhận biết riêng như thế, khiến nó trở nên thật độc đáo trong mắt du khách phương xa.

 

Tấp nập ghe thuyền từ khắp nơi tìm đến

Tấp nập ghe thuyền từ khắp nơi tìm đến – Ảnh: Sưu tầm

 

Nhưng có lẽ điều khiến người ta ấn tượng là những bẹo hàng lủng lằng trên ghe

Nhưng có lẽ điều khiến người ta ấn tượng là những bẹo hàng lủng lằng trên ghe – Ảnh: Yang Maverick

 

Chợ nổi Cái Răng thể hiện đủ đầy nét văn hóa giao thương vùng sông nước. Đến chợ nổi, ngồi trên những con thuyền ngao du dọc bờ sông, lắng nghe âm điệu cuộc sống cứ thế êm đềm chảy và đâu đó từ xa vọng lại, nghe tiếng hò à ơi của cô thiếu nữ miệt vườn, để lòng đắm say, quay về chẳng đặng.

 

Và văng vẳng trên sông tiếng hò à ơi của cô gái miệt vườn khiến ta cầm lòng chẳng đặng

Và văng vẳng trên sông tiếng hò à ơi của cô gái miệt vườn khiến ta cầm lòng chẳng đặng – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Cần Thơ

 

CHỢ CHIẾU ĐỊNH YÊN

 

Về Đồng Tháp không chỉ có những cánh đồng sen thơm ngan ngát, về Đồng Tháp không chỉ để hồn phiêu theo cò bay thẳng cánh trên những thửa ruộng xanh, để rồi xuôi mái chèo theo dòng sông Hậu hiền hòa, ta tìm về Định Yên, một xã nhỏ thuộc huyện Lấp Vò, nơi nổi danh với nghề dệt chiếu từ bao đời và khiến bao người tò mò về những buổi chợ phiên đặc biệt của làng quê ấy – chợ chiếu Định Yên.

 

Ta còn gặp chợ chiếu Định Yên nơi làng quê Đồng Tháp hiền hòa

Ta còn gặp chợ chiếu Định Yên nơi làng quê Đồng Tháp hiền hòa – Ảnh: Sưu tầm

 

Chợ chiếu Định Yên họp từ nửa khuya tới 2 – 3h sáng trước sân chùa An Phước nên người ta vẫn thường gọi nó với cái tên chợ ma, chợ âm phủ, … Nét đặc biệt của chợ phiên này ở chỗ bạn sẽ chẳng tìm thấy quầy hay bất kỳ sạp kinh doanh nào, hầu như những người bán chiếu đều chọn một nơi nào đó để bày hàng xuống, cũng có người vác chiều trên vai đi đi lại lại, rao tới rao lui, tiếng cười nói rộn ràng, tiếng mua hàng trả giá tấp nập, tạo nên một khung cảnh sôi động lạ thường.

 

Chợ họp từ nửa khuya đến 2 - 3h sáng nên người ta còn gọi nó là chợ ma, chợ âm phủ

Chợ họp từ nửa khuya đến 2 – 3h sáng nên người ta còn gọi nó là chợ ma, chợ âm phủ – Ảnh: Sưu tầm

 

Đến chợ, bạn sẽ phải ngộp thở trong không gian sặc sỡ sắc màu của các loại chiếu, từ chiếu trắng cho đến chiếu vảy ốc, chiếu Trà Niên, từ chiếu con cờ tới chiếu cưới được trang trí những hoa văn bắt mắt. Nhưng dường như, dưới ánh sáng phản chiếu của những ngọn đèn, màu sắc đa dạng của từng sợi chiếu cứ thế đan xen với nhau như một mảng màu lộng lẫy, lung linh huyền ảo đến không ngờ.

 

Đến chợ ta như lạc vào một không gian lung linh của cái loại chiếu nhiều màu sắc

Đến chợ ta như lạc vào một không gian lung linh của cái loại chiếu nhiều màu sắc – Ảnh: Sưu tầm

 

Chợ chiếu Định Yên đã gắn liền với đời sống người dân vùng quê này tự bao đời, đến hôm nay, nếp sinh hoạt quen thuộc ấy vẫn tiếp diễn, để mỗi người con của mảnh đất này, dù đi tới tận phương trời nào, mỗi khi nhớ về vẫn bồi hồi một phiên chợ giữa đêm khuya.

 

Như minh chứng cho nếp sinh hoạt tự bao đời của miền quê ấy

Như minh chứng cho nếp sinh hoạt tự bao đời của miền quê ấy – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đồng Tháp

 

CHỢ ÂM PHỦ ĐÀ LẠT

 

Mỗi khi nhắc tới Đà Lạt, người ta lại nhớ về chợ âm phủ như một nét đẹp về đêm của thị trấn mờ sương ấy. Chợ hình thành từ lúc nào cũng chẳng ai nhớ nữa, chỉ biết rằng tên gọi này bắt đầu xuất hiện từ hồi đèn đường còn chưa có và những người bán đồ ăn khuya dọc cầu thang nối liền khu Hòa Bình và chợ Đà Lạt còn sử dụng những ngọn đèn dầu hột vịt chốc tỏ chốc mờ, khiến cả khu chợ chìm trong không gian ma mị về đêm.

 

Chợ Âm phủ như một nét đẹp về đêm ở Đà Lạt

Chợ Âm phủ như một nét đẹp về đêm ở Đà Lạt – Ảnh: Sưu tầm

 

Chợ bắt đầu họp từ 7 – 8h tối và kéo dài cho đến tận 3 – 4h sáng hôm sau, bày bán đầy đủ các mặt hàng từ quần áo, đồ lưu niệm đến các loại đồ ăn thức uống từ khắp các vùng miền. Nhưng có lẽ điều khiến người ta yêu thích nhất ở phiên chợ này là không gian ẩm thực đa dạng và đầy sắc màu, những món ngon mộc mạc, được bày bán khá dân dã nhưng vị ngon của nó lại khiến bao người phải gật gù tán thưởng.

 

Chợ bày bán đầy đủ các mặt hàng

Chợ bày bán đầy đủ các mặt hàng – Ảnh: Sưu tầm

 

Nhưng có lẽ không gian ẩm thực đầy màu sắc nơi ấy khiến người ta thích thú hơn cả

Nhưng có lẽ không gian ẩm thực đầy màu sắc nơi ấy khiến người ta thích thú hơn cả – Ảnh: Sưu tầm

 

Còn gì tuyệt vời hơn khi trong tiết trời se se lạnh của phố núi, khi đã mỏi chân, ta dừng lại ở một sạp hàng nào đó, thưởng thức ngô nướng phết mỡ hành, khoai lang chiên giòn rụm, bánh tráng nướng béo thơm hay nhâm nhi chén rượu bên gánh ốc luộc và đồ nướng, nhìn cảnh chợ về đêm, thấy thực lạ thực vui.

 

Còn gì tuyệt vời hơn việc thưởng thức những món nướng nóng hổi trong cái lạnh đặc trưng phố núi

Còn gì tuyệt vời hơn việc thưởng thức những món nướng nóng hổi trong cái lạnh đặc trưng phố núi – Ảnh: Sưu tầm

 

Chợ âm phủ dường như đã trở thành một nét văn hóa rất riêng của thành phố Đà Lạt, trái với cái vẻ mộng mơ u buồn những lúc ban ngày, về đêm, phố núi mờ sương ấy lại nhộn nhịp, sôi động trong một khung cảnh đầy sắc màu, vừa ấm cúng, vừa yên bình, mộc mạc.

 

Vậy nên người ta mới nói chợ âm phủ là một nét văn hóa riêng của thành phố tình yêu

Vậy nên người ta mới nói chợ âm phủ là một nét văn hóa riêng của thành phố tình yêu – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Đà Lạt giá rẻ

 

Mời bạn xem thêm: Có những phiên chợ làm nên nét khác biệt của văn hóa Việt Nam – Kỳ 2

 

Dandelion – Camnangdulich.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Camnangdulich.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Camnangdulich.vn.

Nguồn: News.zing.vn