5 điều khiến du khách bực mình về du lịch Việt

0
55
5 dieu khien du khach buc minh ve du lich Viet hinh anh 1 Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ). Ảnh: Marry.

“Chặt chém”, chất lượng dịch vụ không tốt, thiếu chuyên nghiệp là điểm trừ dành cho các điểm du lịch tại đất nước hình chữ S.

Chương trình du lịch đơn điệu

Nhiều du khách đặt tour du lịch miền Tây để có cơ  hội về với miền quê dân dã, tham quan vườn cây ăn trái sum suê, hồ sen ao cá, thưởng thức những bài đờn ca tài tử ngọt ngào, hoặc đến với chợ nổi Cái Răng để biết được không văn hóa sông nước của người dân miền Tây… Ngày khởi hành, họ rất háo hức bởi hình ảnh, tài liệu về các tỉnh Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ đẹp, thu hút. Tuy nhiên, khi đặt chân đến nơi, họ cảm giác hụt hẫng và thất vọng, bởi những nơi du khách đến đều thiếu sản phẩm du lịch đặc sắc để phục vụ du khách.

“Du khách đi miền Tây 1-2 ngày đầu không biết đi đâu khi ngủ qua đêm tại địa phương. Điểm được mong đợi nhất là chợ nổi Cái Răng tại Cần Thơ không để lại nhiều điểm nhấn”, An Trần nói.

Khi du lịch Việt bị chính người dân lạnh nhạt

Có lẽ sẽ có nhiều người đồng ý với tôi: đi du lịch nước ngoài rẻ hơn du lịch trong nước, từ giá cả dịch vụ đến ăn uống, tham quan.

Ngọc Mai cho biết, Nha Trang nổi tiếng là thành phố biển làm du lịch tốt, mọi dịch vụ đều dễ dàng, giá rẻ. Thế nhưng, sản phẩm trong gói dịch vụ không phong phú.

Cô nói: “Các chuyến du lịch đảo được xem là đặc sản của Nha Trang nhưng lại theo một kiểu nhàm chán. Tàu hoặc thuyền đưa du khách từ đảo này đến đảo khác. Người du lịch như bị tra tấn khi cứ ngồi trên thuyền chòng chành tự hỏi ‘khi nào hết đảo’ để được quay lại đất liền. Tại mỗi đảo không có hoạt động vui chơi hay phong cảnh thú vị ngoài những chiếc giường nằm phơi mình ngắm biển, uống nước giải khát. Chúng tôi có cần thiết phải nằm phơi mình đến 4-5 lần trong suốt chuyến đi như vậy không?”.

5 dieu khien du khach buc minh ve du lich Viet hinh anh 1 Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ). Ảnh: Marry.
Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ). Ảnh: Marry.

Nạn đeo bám, hăm dọa

Mới đây nhất, sự việc nổi trội liên quan đến du lịch khiến nhiều người quan tâm là tình trạng đep bám, ăn xin tại Sa Pa. Phần lớn du khách phản ánh, khi họ đi cùng nhóm bạn qua quảng trường nhà thờ và lên núi Hàm Rồng, họ lịch sự từ chối khi không có nhu cầu mua sắm. Tuy nhiên, hôm sau họ đi thác Bạc, đến hang Tà Phìn, khu đá cổ, bảo tàng gia đình…, một đội quân bán hàng đeo bám từ lúc họ bước xuống xe đến khi lên xe về. Người địa phương còn lên cả xe chèo kéo.

Tình trạng đeo bám này không chỉ diễn ra ở trung tâm thị trấn mà còn rất phổ biến ở các bản du lịch như Cát Cát. Nỗi ám ảnh của khách đến địa điểm này là những em nhỏ. Các em sẵn sàng bám theo khách nhiều cây số, vòi tiền khi có người ngồi xích đu công cộng.

Du khách nước ngoài bị người dân vây quanh, nài mua hàng. Nhiều người quá bực bội phải rút tiền ra cho các em như ăn xin để không bị làm phiền.

Độc giả Hai Hai kể, cô đi Sa Pa du lịch theo đoàn. Những người phụ nữ mặc áo quần dân tộc chào mời bán túi thổ cẩm. Cô hỏi giá và từ chối mua vì quá đắt. Một người bán nói: ‘Không mua, tao bỏ bùa bắt chồng mày”. Từ đây, hình ảnh về người đồng bào hiền lành, thật thà tan biến trong mắt đoàn khách của nữ độc giả và những hành khách đi cùng.

Những điều khiến du khách bực mình khi tới Sa Pa

Đeo bám ăn xin, nài nỉ mua hàng, chặt chém… đã khiến nhiều người khó chịu, một đi không trở lại.

Nhà vệ sinh nhếch nhác, tài xế và hướng dẫn vòi vĩnh

Nhiều điểm du lịch ở Việt Nam không có nhà vệ sinh. Khách phải tự giải quyết nhu cầu cá nhân ở những nơi vắng người, không đúng chỗ. Hoặc những điểm có nhà vệ sinh lại không được dọn dẹp, hôi thối, rất bẩn khiến du khách sợ hãi, chấp nhận nhịn cho đến khi được quay trở lại khách sạn.

5 dieu khien du khach buc minh ve du lich Viet hinh anh 2 Kiểu nhà vệ sinh tạm bợ tại các vùng quê ở miền Tây.
Kiểu nhà vệ sinh tạm bợ tại các vùng quê ở miền Tây. Ảnh: Anh Tuấn – Lê Quân.

Tài xế, hướng dẫn viên là người tiếp xúc trực tiếp với du khách thường vòi vĩnh thêm tiền, hay ăn chia không đều nên ẩu đả trước mặt khách. Họ đã khiến hình ảnh du lịch Việt Nam méo mó hơn.

Anh Trần Minh nói, anh đặt tour đi miền Trung để tham qua các điểm nổi tiếng tại Đà Nẵng – Quãng Nam – Huế. Anh ghi nhận cảnh quan thiên nhiên tại vùng đất đầy nắng và gió rất đẹp, nhưng vấn đề anh gặp phải lại ở con người.

Những địa danh ngày càng mất điểm với du khách

Trên đảo Lớn ở Lý Sơn, rác xuất hiện khắp nơi, dồn ở bến cảng, dọc bờ kè quanh đảo, trong các con mương, những điểm tham quan chính.

Sau khi thương lượng giá cả, đến lúc thanh toán tiền ngày trở về, tài xế cho anh Minh biết, họ gặp trường hợp chi phí phát sinh so với dự định ban đầu. Bác tài phân trần, do họ tìm điểm gửi xe khi đến điểm du lịch theo ý khách, trong đoàn có người muốn dừng dọc đường tham quan điểm ngoài chương trình khiến họ vất vả hơn. Do đó, tiền bồi dưỡng 1 triệu đồng không đủ, muốn xin thêm 500.000 đồng. “Dù tôi khó chịu với kiểu làm tiền sau chuyến đi nhưng vẫn chấp nhận đưa thêm cho tài xế, bởi tôi không muốn tranh cãi lằng nhằng”, Trần Minh bộc bạch.

Chuyến đi các tỉnh miền núi phía Bắc của chị Vân Thùy cũng để lại nhiều kỷ niệm khó quên. Tài xế và hướng dẫn viên mâu thuẫn về hành trình. Mỗi người đưa ra một mức giá khi đến các điểm tham quan nên lời qua tiếng lại, và chửi nhau. Họ khiến gần 30 hành khách ngồi trên chuyến đi nơm nớp lo sợ.

“Chặt chém” khách không thương tiếc

Tình trạng “chặt chém” khách du lịch thời gian qua khiến nhiều du khách khó chịu. Việc này ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam và làm xấu hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế.

Nhật Minh nói, cô đi du lịch nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và nhận ra mọi địa điểm nổi tiếng đều có tình trạng làm giá. Các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ ăn uống… đều đắt đỏ, bị nâng mức cao hơn thông thường. Chưa hết, nhiều nơi chỉ muốn nhận khách nước ngoài, vì cho rằng có thể thu được nhiều tiền hơn, và tỏ thái độ khinh khỉnh với khách Việt. Nhiều chủ cửa hàng không trung thực, cố tình kê khai thêm món để thay đổi giá hóa đơn hay buông lời mạt sát khi khách không mua hoặc quyết định không trả tiền,…

Tuấn và người yêu đi Nha Trang cũng tham khảo các món ăn ngon trên mạng. Đến nơi, cả hai đi taxi ra quán bị tài xế chèo kéo vào một nhà hàng có tiếng. Hải sản trưng bày nơi đây tươi ngon, nhưng sau khi họ chọn và cân ký xong lại được phục vụ mang từ bếp ra loại khác. Khi anh hỏi vì sao, chủ quán đáp lại do chế biến nên có sự khác biệt.

“Chúng tôi không cãi được với họ, và chỉ bị lừa như vậy một lần thôi. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ để nhiều người biết hơn, tránh rơi vào trường hợp này”, Tuấn nói.

Bản sắc văn hóa phai mờ

Vào những dịp cuối tuần, ngày lễ hoặc mùa cao điểm của du lịch như hè, nghỉ Tết dài ngày, các thành phố du lịch hoặc điểm tham quan luôn rất đông người. Tình trạng chen chúc nhau để tìm được một chỗ ngồi trên bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang hay Đà Nẵng,… trong dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua là hình ảnh khiến nhiều người làm du lịch phải suy ngẫm.

5 dieu khien du khach buc minh ve du lich Viet hinh anh 3 Du khách tắm biển tại Bãi Sau, TP Vũng Tàu (Ảnh chụp trưa 28/4). Ảnh: Đông Hà - Báo Tuổi Trẻ.
Du khách tắm biển tại Bãi Sau, TP Vũng Tàu (Ảnh chụp trưa 28/4). Ảnh: Đông Hà – Báo Tuổi Trẻ.

Chất lượng và giá cả của nhà nghỉ, khách sạn không tỷ lệ thuận. Đôi khi, du khách phải chấp nhận thuê phòng kém chất lượng nhưng giá cao để có chỗ nghỉ qua đêm. Tình trạng mất trộm, móc túi, đồ ăn phục vụ du khách ôi thiu, người dân ăn xong không ý thức xả rác bừa bãi… cũng là một vấn nạn nhức nhối. 

Hình ảnh về văn hóa đặc trưng vùng miền trên các phương tiện truyền thông là nguyên nhân thôi thúc nhiều người đi trải nghiệm. Tuy nhiên, một số điểm đã bị hiện đại hóa, du khách không còn được chiêm ngưỡng nét đẹp của các vùng cao. Vũ Minh bày tỏ sự thất vọng khi đi chợ tình Sa Pa bởi anh không còn thấy trai gái dập dìu trong địu nhảy, điệu khèn, hay các cô gái ríu rít váy hoa tung xòe. Thay vào đó là đám trẻ con chuyên đi làm kinh tế, người lớn cũng bày vẽ nhiều chiêu trò để kiếm thêm tiền từ du khách.

Nguyễn Khánh Toàn cũng háo hức muốn đi Sa Pa vì qua những bài viết, hình ảnh giới thiệu, anh thấy nơi này thật thú vị. Đến nơi, anh đánh giá vùng đất này không còn bản sắc dân tộc như anh nghĩ. Thay vào đó là kiểu kinh doanh đặc sệt mùi tiền và “chặt chém” du khách mọi nơi.

“Dịch vụ nghèo nàn, đặc sản biến tướng, những con người từ trẻ con đến người già không còn vẻ chân chất. Ở họ là sự mệt mỏi, chèo kéo, lạnh lùng, chai lỳ. Thiên nhiên chẳng có gì đặc biệt do bị can thiệp quá sâu với mục đích kinh doanh”, Khánh Toàn nói.

Du khách nước ngoài nói gì về du lịch Việt?

Nếu hỏi tôi muốn thay đổi một điều gì đó để cải thiện du lịch Việt Nam, tôi nghĩ đó là cơ sở hạ tầng.

Nguồn: News.zing.vn