Vịnh Mốc: Ngôi làng đặc biệt dưới lòng đất

0
13

[kdn-iframe src=”https://player.sohatv.vn/embed/100228/?vid=vtv/2019/9/6/0609quyen-ru-vn-chuan-1567777143162453484664-231ba.mp4″ width=”800px” height=”400px” frameborder=”0″][/kdn-iframe]

VTV.vn – Địa đạo Vịnh Mốc là nơi sinh hoạt, trú ẩn của quân và dân Vĩnh Linh trong những ngày bom đạn chiến tranh ác liệt.

Trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại, Vĩnh Linh được mệnh danh là miền đất lửa vì là mục tiêu hủy diệt của địch. Trong những năm 1965 – 1968, người dân trong huyện đã đào tổng cộng 40 km địa đạo cùng hệ thống giao thông hơn 2000km và trở thành làng hầm đầu tiên xuất hiện trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Vì vậy, nơi đây đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho quân và dân Vĩnh Linh, một trong số đó có địa đạo Vịnh Mốc.

Vịnh Mốc có hệ thống gồm 3 tầng: tầng thứ nhất dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng dùng để tránh bom. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi.

Địa đạo như một ngôi làng dưới mặt đất với các công trình như giếng nước sinh hoạt, trạm gác, bệnh viện, nhà hộ sinh, Đặc biệt, dọc hai bên đường hầm khoét sâu tạo thành những ô nhỏ, là những phòng dành cho hộ gia đình từ 3 – 4 người có thể sinh hoạt được. Bên trong hầm còn có một hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim với sức chứa lên đến hơn 50 người.

Hiện nay, du khách đến khám phá địa đạo Vịnh Mốc để hiểu thêm về giá trị lịch sử cùng những năm tháng chiến đấu, hy sinh và gian khổ của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến.

Nguồn: Vtv.vn