Thành cổ Diên Khánh – Ảnh: TẠ TƯ VŨ
Nằm cách cửa ngõ vào thành phố Nha Trang 10km, huyện Diên Khánh tuy là vùng đất khiêm tốn về diện tích, nhưng nơi đây lại có vô số điều chưa kể về đất và người nơi này, trong đó, phải kể đến những “bảo vật” chung truyền đời, mà người dân nơi đây luôn sống chết để gìn giữ.
Cây thần và miếu thiêng
Vùng đất Diên Khánh có một cây dầu vô cùng to lớn mà người dân nơi này kính cẩn gọi là cây thần, đó là cây Dầu Đôi. Cây Dầu Đôi này phát triển cũng lạ kỳ, một gốc hai nhánh nên nhiều người gọi là nhánh chồng, nhánh vợ.
Chẳng ai biết cây thần này có từ bao giờ, tuy nhiên, sử sách ghi lại thì Cây Dầu Đôi này đã tồn tại ít nhất vài thế kỷ. Người xưa kể rằng, chiến tranh loạn lạc cũng không có thể đốn được cây thần này.
Ngày xưa, bên cạnh cây thần có một ngôi miếu thiêng, đông người thờ cúng. Kháng chiến chống Pháp, vị anh hùng Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong bị giặc bắt và xử tử.Thủ cấp Trịnh Phong không hiểu sao lại treo lên cây Dầu Đôi, người dân lén đem thủ cấp vị anh hùng vào trong miếu bên cạnh cây dầu, kính cẩn thờ cúng.
Cây thần, cây Dầu Đôi – Ảnh: TẠ TƯ VŨ
Cây Dầu Đôi cùng ngôi miếu vị tướng yêu nước này vô cùng linh thiêng, che chở cho cả vùng đất Diên Khánh. Đầu thế kỷ 20, UBND tỉnh Khánh Hòa mở đường qua đất Diên Khánh, người dân nơi này kiên quyết không cho lãnh đạo tỉnh chặt cây thần của họ, và thế là ngày nay, giữa con đường rộng lớn, vẫn sừng sững “cây thần” độc nhất vô nhị.
Ngày nay, cây Dầu Đôi thần kỳ cùng ngôi miếu thiêng vị tướng Trịnh Phong nằm sát cánh nhau, và trở thành “đại bảo vật” của người Diên Khánh.
Thành cổ chống giặc, mộ cổ cứu người
Thành cổ Diên Khánh được chúa Nguyễn Ánh xây dựng ở thế kỷ 18. Thời kháng chiến chống Pháp, thành cũng là tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương. Thành xây theo kiến trúc Vauban gồm 6 cửa.
Hiện nay, thành cổ Diên Khánh còn bốn cửa Đông, Tây, Nam, Bắc, và điều thú vị là bốn cửa thành thời bình hiện tại lại là nơi bao bọc không những cho hơn một nửa người dân thị trấn Diên Khánh sinh sống, mà còn thêm các cơ quan hành chính trung tâm của huyện. Trải qua nhiều thời kỳ thiên tai, thành cổ luôn là nơi yên bình nhất mà người Diên Khánh luôn hướng về.
Miếu thiêng Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong – Ảnh: TẠ TƯ VŨ
Vùng đất Diên Khánh trước đây cũng là nơi mà một bác sĩ thiên tài nhưng lưu lạc là bác sĩ A.Yersin chọn làm nơi yên nghỉ, sau khi giúp nhân loại tìm ra cách điều trị bệnh dịch hạch. Từ trung tâm huyện Diên Khánh, đi tầm 10km đến Suối Dầu, lên một ngọn đồi nhỏ, sẽ đến nơi mà vị bác sĩ người Pháp tên tuổi lừng lẫy này chọn làm nơi thác tận.
Nằm cạnh thành phố Nha Trang nổi tiếng, Diên Khánh vẫn mang trong mình những bản sắc văn hóa riêng, bình thản chào đón, mỉm cười duyên người tìm đến. Nơi này không chỉ có những “bảo vật” trên, mà còn đó ngôi nhà thờ Hà Dừa cổ kính cùng xóm đạo yên bình bên dòng sông chiều.
Còn đó dòng suối Đỗ thơ mộng cùng ngôi chùa trên non cổ kính. Còn đó Am Chúa linh thiên của Mẹ Thiên Y A Na với nhiều lễ hội, múa bóng, hát văn. Còn đó ruộng đồng tăm tắp cùng người dân thân thiện luôn sống trong tâm thế tin vào chân thiện mỹ.
Về thăm Diên Khánh là để khám phá thêm những giái trị ít người biết, những giá trị đại đồng cùng niềm tin nhân bản.
Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Diễn đàn gồm các hoạt động truyền thông, cuộc thi Quê hương tôi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước.
Chủ đề cuộc thi:
Nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất nước, phong tục, tập quán, con người Việt Nam cũng như thúc đẩy phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết “Quê hương tôi”. Thể lệ cuộc thi như sau:
Đối tượng tham gia:
– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của bạn đọc về những nét độc đáo của quê hương mình đến với mọi người Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nội địa hồi phục nhanh chóng sau dịch COVID-19 (chú trọng đến yếu tố tình cảm, nhân văn, cảnh đẹp của con người, vùng đất thông qua sự kiện, lễ hội, văn hóa, ẩm thực, địa danh, trang phục truyền thống…).
Quy cách bài dự thi:
– Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.
Thời gian nhận tác phẩm:
– Từ ngày 19-5-2020 đến hết ngày 15-8-2020.
Cách thức tham gia:
– Bài viết tối đa 800 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.
– Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.
– Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) để ban tổ chức (BTC) liên lạc.
– Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Cơ cấu giải thưởng:
– Bài viết dự thi gửi đến BTC theo 2 cách:
+ Gửi qua địa chỉ email antuongvietnam@tuoitre.com.vn
+ Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ – 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết “Quê hương tôi”.
– Bạn đọc vào trang web https://dulich.tuoitre.vn/que-huong.htm để xem bài dự thi đã qua sơ loại.
Giải chung cuộc:
• 1 giải nhất: Trị giá 20 triệu đồng, gồm 10 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.
• 2 giải nhì: Mỗi giải trị giá 15 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.
• 3 giải ba: Mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 5 triệu đồng.
• 10 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 3 triệu đồng.
– Người đoạt giải thưởng được hỗ trợ 2 đêm phòng khách sạn để tham dự lễ trao giải, khách sạn do BTC chọn và đặt phòng.
– Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 30-8-2020.
Quy định chung:
– Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trong bài viết và bản quyền bài viết.
– Cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành chương trình này được tham gia viết bài nhằm cổ súy cho hồi phục du lịch Việt Nam nhưng không được xét chấm giải.
– Trong thời gian diễn ra cuộc thi, bài dự thi được chọn đăng trên báo in báo Tuổi Trẻ, TTO sẽ được báo Tuổi Trẻ trả nhuận bút.
– BTC được quyền sử dụng bài dự thi đoạt giải cho mục đích tuyên truyền, đối ngoại, in ấn các tài liệu quảng bá tiếp thị cho mục đích phát triển du lịch Việt trong và sau cuộc thi. Đối với bài dự thi không đoạt giải nhưng được sử dụng cho mục đích vừa nêu sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài.
– Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Giải thưởng bằng hiện vật sẽ không được quy đổi thành tiền.
– Nếu có bằng chứng hiển nhiên người tham gia gian lận và sao chép tác phẩm thì kết quả của người thắng cuộc sẽ bị hủy bỏ.
– Nếu có một vấn đề phát sinh trong hoặc sau cuộc thi, mà vấn đề này nằm ngoài quy định đang có, BTC có toàn quyền thảo luận để đưa ra quyết định xử lý vấn đề.
BAN TỔ CHỨC
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn