Vẻ đẹp duyên dáng của Noren, chiếc rèm cửa của xứ sở mặt trời mọc

0
78
Noren – nét duyên dáng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản

Một trong những khung cảnh khá quen thuộc đối với du khách khi bước vào những nhà hàng, tiệm ăn theo phong cách truyền thống của Nhật Bản là hình ảnh của những chiếc rèm vải duyên dáng được treo ngay ở cửa chính. Nếu bạn đang thắc mắc đó là gì thì câu trả lời ngay dành cho bạn là Noren – chiếc rèm truyền thống của người Nhật có tác dụng che nắng, ngăn bụi và phân chia không gian căn nhà theo một phong cách khá cởi mở.

 

NOREN – CHIẾC RÈM CỬA DUYÊN DÁNG

 

Noren – nét duyên dáng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản

Noren – nét duyên dáng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản – Ảnh: rurinoshima

 

Noren là một loại rèm đặc biệt của Nhật Bản, nó đặc biệt đến nổi bạn sẽ không bắt gặp được ở đâu khác ngoài đất nước Nhật Bản chiếc rèm cửa có kiểu dáng đặc trưng và khác biệt như vậy. Trong cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản thì Noren chỉ đơn thuần là một tấm rèm ngăn và nó thường được treo ở cửa ra vào, các cửa sổ trong nhà, mái hiên và cả ở lối ra vào giữa những không gian khác nhau trong căn nhà. Noren phổ biến ở Nhật Bản đến nổi bạn có thể tìm thấy Noren ở bất kỳ nhà hàng, tiệm ăn truyền thống hay khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng, khu tắm công cộng sento nào ở xứ Phù Tang.

 

Noren – chiếc rèm độc đáo của xứ Phù Tang

Noren – chiếc rèm độc đáo của xứ Phù Tang – Ảnh: Teruhide Tomori

 

Điểm đặc biệt nhất của Noren ở chỗ nó không hoàn toàn che phủ hết lối ra vào như những loại rèm khác mà nó chỉ che phủ một phần cửa ra vào, cửa sổ, chính có lẽ nhờ vậy mà khi bước vào những không gian được ngăn cách bằng Noren người ta sẽ không cảm nhận được sự bí bách, chật chội, mà trái lại là sự thông thoáng trong căn nhà.

 

Kiểu dáng của chiếc rèm Noren mang lại một cảm giác thông thoáng cho căn nhà

Kiểu dáng của chiếc rèm Noren mang lại một cảm giác thông thoáng cho căn nhà – Ảnh: Tadashi Sambe

 

Một điểm đặc trưng khác của Noren là trên rèm thường có những đường cắt dọc theo thân rèm chạy từ mép dưới lên gần mép trên, thiết kế như vậy của Noren đã tạo nên sự thuận tiện cho mọi người khi vén màn. Những đường cắt trên thường chia một tấm Noren là làm nhiều mảnh, mỗi mảnh có chiều rộng từ 35 đến 45 cm và mỗi tấm Noren thường có từ 2, 3 hoặc 5 mảnh tủy theo kiểu dáng của chiếc Noren, trong đó loại 3 mảnh với độ dài chừng 113 cm được xem là kiểu dáng cơ bản nhất của Noren.

 

Noren thường được treo ở cửa ra vào hoặc cửa sổ

Noren thường được treo ở cửa ra vào hoặc cửa sổ – Ảnh: Nanara710

 

LỊCH SỬ CỦA NOREN – NHỮNG CHIẾC NOREN ĐẦU TIÊN

 

Những chiếc Noren đầu tiên được làm từ vải trắng trơn thô

Những chiếc Noren đầu tiên được làm từ vải trắng trơn thô – Ảnh: rurinoshima

 

Dù người ta không thể xác định được về nguồn gốc, nhưng ta vẫn có thể khẳng định rằng Noren đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội Nhật Bản. Theo các tài liệu lịch sử thì hình ảnh Noren đã từng xuất hiện trong một bức tranh được vẽ vào cuối thời đại Heian (cách đây khoảng 1000 năm), vì vậy có thể chắc chắn rằng Noren đã xuất hiện trong thời gian này và chiếc rèm đặc biệt của Nhật Bản cũng đã có một tuổi đời ít nhất là 1000 năm. Ban đầu, Noren chỉ là những tấm vài trắng hoặc vải màu trơn không hoa văn hay họa tiết được sử dụng ở những thôn làng vùng núi, làng chài để che chắn gió bụi, ánh nắng mặt trời và giữ sự riêng tư cho chủ nhà.

 

Đến thời Kamakura những chiếc Noren được vẽ thêm những hình ảnh ‘nhận diện thương hiệu’

Đến thời Kamakura những chiếc Noren được vẽ thêm những hình ảnh ‘nhận diện thương hiệu’ – Ảnh: U T

 

Đến thời Kamakura (cách đây khoảng 700-800 năm) thì Noren đã có sự thay đổi khi mà ở những tấm Noren được treo tại những căn nhà buôn bán có những ‘thông điệp’ về nhãn hiệu với hình ảnh đại diễn của cửa hàng được vẽ chính giữa rèm. Màu sắc của Noren vào thời kỳ này cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn với mỗi màu sắc là một biểu trưng cho một loại hình công nghiệp. Vào thời Muromachi (cách đây khoảng 400 – 600 năm) thì mỗi cữa hàng đều treo một tấm rèm Noren với hình vẽ độc đáo để giúp nhận diện thương hiệu hoặc ngành sản phẩm. Đến thời Edo, khi mà tỉ lệ người biết chữ được tăng lên, thì các loại Noren có chữ viết mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

 

Đến thời Edo thì những chiếc rèm có chữ mới được sử dụng rộng rãi

Đến thời Edo thì những chiếc rèm có chữ mới được sử dụng rộng rãi – Ảnh: 2 Funky

 

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NOREN VÙNG KANSAI VÀ VÙNG KANTO

 

Kiểu dáng của Noren cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền tại Nhật Bản. Nếu như những chiếc rèm tại Kanto được may thêm những cạp ngắt quảng (có thể cùng màu hoặc khác màu với Noren) dùng để treo rèm thì với rèm Noren kiểu Kansai thì những chiếc Noren ở đầy đều được may sao cho chừa khoảng trống ở bên trên để luồn cây treo rèm.

 

Sự khác nhau giữa chiếc Noren vùng Kanto và Kansai

Sự khác nhau giữa chiếc Noren vùng Kanto và Kansai – Ảnh: PIXTA

 

CÁC KIỂU DÁNG CỦA NOREN

 

1. HAN – NOREN

 

Loại rèm Han-Noren có chiều dài tiểu chuẩn là 57 cm, với kểu dáng ‘lưng chừng’ cửa của mình, Han-Noren cho phép những người bên ngoài có thể nhìn thấy nội thất phía bên trong căn nhà. Chính vì kiểu dáng của mình mà Han-Noren thường được sử dụng ở những nơi như suối khoáng nóng, nhà tắm công cộng, tiệm vải, hay những quán ăn Nhật Bản thoe phong cách truyền thống như tiệm mì, tiệm sushi hay trà quán…

 

Han-Noren – kiểu rèm Noren cho phép người ngoài có thể nhìn vào bên trong cửa hàng

Han-Noren – kiểu rèm Noren cho phép người ngoài có thể nhìn vào bên trong cửa hàng – Ảnh: Katsuuu44

 

2. NAGA – NOREN

 

Trái ngược vối vẻ ‘lưng chừn’ của Han-Noren thì Naga-Noren lại khá dài – chiều dài của Naga-Noren vào khoảng 160cm. Nếu như Han-Noren muốn cho người ngoài nhìn thấy không gian bên trong thì Naga-Noren lại hoàn toàn ngược lại. Với chiều dài của mình, Naga-Noren được sử dụng nhiều dùng dể che nắng, gió bụi và hạn chế những cặp mắt của người ngoài nhìn vào không gian nội thất bên trong một cửa hàng. Cũng như Han-Noren, bạn có thể dễ dàng bắt gặp Naga-Noren ở những tiệm ăn, cửa hàng hay nhà hàng theo phong các truyền thống Nhật Bản.

 

Naga-Noren – loại noren dài đàm bảo sự riêng tư cho gia chủ

Naga-Noren – loại noren dài đàm bảo sự riêng tư cho gia chủ – Ảnh: PIXTA

 

3. MIZUHIKI – NOREN

 

Mizuhiki-Noren là một loại rèm cửa được treo nhiều ở các mái hiên ngay lối ra vào. Mizuhiki-Noren có chiều dài chỉ 40 cm nên nếu nói về công dụng của Mizuhiki-Noren thì loại rèm này có tác dụng dùng để trang trí nhiều hơn là để che nắng, ngăn bụi. Ở các cửa hàng, quán ăn truyền thống thì Mizuhiki-Noren thường được in thêm tên cửa hàng để biến tấm rèm này trở thành bộ mặt thương hiệu của cửa hàng.

 

Mizuhiki Noren với chức năng trang trí là chính

Mizuhiki Noren với chức năng trang trí là chính – Ảnh: Bun Oshita

 

4. HIYOKE – NOREN

 

Trong số các loại Noren thì Hiyoke-Noren là loại rèm có kích thước lớn nhất – chều dài Hiyoke-Noren thường thấy là từ 160 đến 220cm. Công dụng chính của Hiyoke-Noren chính là che nắng, che bụi ở nhiều cửa hàng, từ các quán ăn truyền thống đền các cửa hàng rượu hay gốm sứ… Vì kích thước khá lớn của mình nên đôi khi Hiyoke-Noren còn được in thêm logo, câu slogan, sản phầm khuyên dùng hay thông báo các chương trình ưu đãi, lúc này, tấm rèm Hiyoke-Noren còn được xem như là bộ mặt lớn của cửa hàng.

 

Hiyoke-Noren – loại noren có kích thước lớn nhất

Hiyoke-Noren – loại noren có kích thước lớn nhất – Ảnh: Cory

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Nhật Bản

 

Là một nét văn hóa độc đáo của truyền thống Nhật Bản, những chiếc rèm cửa Norem duyên dáng đã góp phần tạo nên những sự khác biệt đến bất ngờ cho văn hóa Nhật. Nếu bạn du lịch đến với Nhật Bản thì du khách đừng quên có ngay cho mình những tấm ảnh thật thú vị bên những chiếc rèm độc đáo nhưng vô cùng duyên dáng này nhé!

 

Đình Tùng – Camnangdulich.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Camnangdulich.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Camnangdulich.vn.

Nguồn: News.zing.vn