Trốn Sài Gòn, đến resort bằng tre độc đáo ở miền Tây ​

0
18
Những dãy phòng nghỉ được xây dựng hoàn toàn bằng tre /// DUY TÂN

Resort của vợ chồng bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt và ông Huỳnh Trịnh Quốc Phong tại P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp được xây bằng tre với lối kiến trúc mở, gần gũi thiên nhiên rất thích hợp cho ai muốn… trốn Sài Gòn.

Những dãy phòng nghỉ được xây dựng hoàn toàn bằng tre /// DUY TÂNNhững dãy phòng nghỉ được xây dựng hoàn toàn bằng tre – DUY TÂN

Theo bà Nguyệt (54 tuổi), năm 2016, ông Phong (54 tuổi, chồng bà) thấy mô hình khách sạn 5 sao bằng tre vô cùng độc đáo tại Indonesia và Malaysia. Sau đó, vợ chồng bà nảy sinh ý tưởng để xây dựng resort bằng tre trên chính mảnh đất quê nhà nhằm tạo điểm nhấn riêng biệt thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến Sa Đéc.

Nghĩ là làm, vợ chồng bà Nguyệt bắt tay vào khâu thiết kế, phác thảo mô hình ra bản vẽ. Sau đó tìm kiếm nguyên liệu để xây dựng. Nguồn nguyên liệu phải là giống tre xiêm, nhưng số lượng tại địa phương rất hạn chế nên vợ chồng bà phải mua thêm tre mỡ đem đi ngâm bùn suốt hơn 3 tháng để tre được bền, ít bị côn trùng, mối mọt.

Sau đó, hai vợ chồng bà Nguyệt thuê thợ xây dựng resort, suốt quá trình xây dựng bà phải tính toán khả năng chịu lực và xử lý để làm sao để tre giữ được màu tự nhiên…

Trốn Sài Gòn, đến resort bằng tre độc đáo ở miền Tây  ​ - ảnh 1

Trốn Sài Gòn, đến resort bằng tre độc đáo ở miền Tây  ​ - ảnh 2

Trốn Sài Gòn, đến resort bằng tre độc đáo ở miền Tây  ​ - ảnh 3

Theo bà Nguyệt, tre dễ uốn nhưng vẫn đảm bảo độ cứng chính vì vậy nó được mệnh danh là “thép xanh” cho các công trình, với những đặc tính cơ học phù hợp cho xây dựng. Bên cạnh đó, tre không tỏa nhiệt như bê tông, cách nhiệt tốt, giúp giảm nhiệt đáng kể cho công trình nhà ở, vô cùng phù hợp với khí hậu nóng ẩm.

Hiện, khu nhà nghỉ của bà Nguyệt đã hoàn thiện với 4 phòng đơn, dãy phòng dành cho khách đoàn và 1 nhà ăn trung tâm. Mỗi căn phòng, bà Nguyệt thiết kế theo hướng mở, đón ánh sángv và gió tự nhiên. Tầng dưới gồm phòng khách và toilet; tầng trên là phòng ngủ.

Từ cổng vào có cầu treo bằng gỗ, dọc theo lối đi được trồng hàng dài cây móng bò vô cùng đẹp mắt. Để di chuyển từ các khu trong resort du khách sẽ đi qua cầu treo, cầu khỉ được làm bằng tre hoặc sử dụng xuồng.

Thế nhưng khi hoàn thành công trình lại đúng thời điểm mùa lũ gây ngặp nặng khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng. Đầu năm 2018, bà Nguyệt thuê mảnh đất cao hơn và rộng khoảng 4.000 m2 ở P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc để dời nhà tre về đây, tiếp tục thực hiện ước mơ làm du lịch theo hình thức homestay.

Trốn Sài Gòn, đến resort bằng tre độc đáo ở miền Tây  ​ - ảnh 5

Trốn Sài Gòn, đến resort bằng tre độc đáo ở miền Tây  ​ - ảnh 6
Du khách thích thú đến chụp ảnh, tham quan

Trốn Sài Gòn, đến resort bằng tre độc đáo ở miền Tây  ​ - ảnh 7

Trốn Sài Gòn, đến resort bằng tre độc đáo ở miền Tây  ​ - ảnh 8

Sắp tới bà Nguyệt dự định thiết kế và xây dựng sân sinh hoạt chung, có vườn rau, chỗ tắm nắng cho du khách… Cũng như xây dựng thêm một số công trình độc đáo khác bằng tre để khách đến trải nghiệm.

“Đặc biệt, tre không bị giới hạn trong bất cứ phong cách kiến trúc nào, dù dùng làm kết cấu hay trang trí, tre cũng đều thể hiện được vẻ đẹp vốn có của nó, góp phần vào vẻ đẹp chung của tổng thể. Đây cũng là một công trình tâm huyết của vợ chồng tôi, nhằm đem đến một khu nghỉ dưỡng mang đậm nét dân dã ở Sa Đéc”, bà Nguyệt chia sẻ.

Chị Lê Thị Thúy Diễm (28 tuổi, ngụ H.Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang): “Nghe bạn giới thiệu, tôi cùng một số người bạn đến đây tham quan. Tận mắt thấy những cây tre gắn liền với hình ảnh đồng quê được tạo tác thành những ngôi nhà với những nét kiến trúc vô cùng độc đáo do chính người Việt thiết kế khiến tôi vô ấn tượng”.

Nguồn: Thanhnien.vn