Trải nghiệm ngày mới tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc

0
8

[kdn-iframe src=”https://player.sohatv.vn/embed/100228/?vid=vtv/2019/8/6/0608viet-nam-thuc-giac-156505551426656088795-755071565055747145.mp4″ width=”800px” height=”400px” frameborder=”0″][/kdn-iframe]

VTV.vn – Cùng phóng viên VTV tìm hiểu về công việc để bắt đầu một ngày mới của các cán bộ tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Bên cạnh chức năng phục hồi rừng, nhân nuôi và cứu hộ các loài động vật bị bắt giữ, nơi đây còn bảo tồn các loài bản địa thông qua phục hồi và trồng rừng.

Trong các loài đã được trạm nhân nuôi thành công, thành công nhất phải kể đến loài thằn lằn cá sấu. Hiện đây cũng là địa chỉ duy nhất bảo tồn loài này. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam được xếp trong nhóm các động vật nguy cấp cần ưu tiên bảo vệ. Để bảo tồn và nhân nuôi chúng, trạm có một khu riêng, với đầy đủ điều kiện sinh thái thích hợp. Công việc đầu tiên vào mỗi buổi sáng của các nhân viên ở khu này là dọn rửa chuồng trại và cho thằn lằn ăn sáng.

Không chỉ giống như các bảo mẫu thằn lằn, công việc chính của các cán bộ tại trạm là cứu hộ, chăm sóc y tế và nhân nuôi chúng.

Khác với những trung tâm cứu hộ khác, trạm vừa làm công tác cứu hộ các loài động vật bị mua bán, săn bắt, vừa bảo tồn, nhân nuôi, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng. 

Hiện Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là nơi duy nhất bảo tồn những nhóm loài bé này, nên trạm cũng thu hút rất nhiều các cán bộ và các sinh viên đến để nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, trạm còn quản lý hơn 100 ha rừng và bảo tồn nhiều loài cây quý hiếm.

Bên cạnh nghiên cứu, xây dựng bộ sưu tập sống về động vật nhiệt đới Việt Nam và bảo tồn, nhân nuôi, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh còn xây dựng mô hình tham quan, trải nghiệm miễn phí.

Nguồn: Vtv.vn