Trải nghiệm ngày mới tại trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang

0
9

[kdn-iframe src=”https://player.sohatv.vn/embed/100228/?vid=vtv/2019/10/31/3110vn-thuc-giac-1572485058626463062185-0858e1572485362623.mp4″ width=”800px” height=”400px” frameborder=”0″][/kdn-iframe]

VTV.vn – Cùng phóng viên VTV khám phá công việc ngày mới của các nhân viên ở bảo tàng rắn, thuộc trại rắn Đồng Tâm, tỉnh Tiền Giang.

Trại rắn Đồng Tâm thuộc Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9 ở Tiền Giang được biết đến là cái nôi chăm sóc, bảo tồn cả ngàn cá thể rắn, trong đó có nhiều loài cực độc. Đây còn là nơi chuyên cung ứng nọc rắn bào chế huyết thanh để cứu người.

Việt Nam là đất nước có hệ sinh học đa dạng, với khoảng 193 loài rắn, trong đó có khoảng 53 loài rắn độc. Tuy không đầy đủ, nhưng bảo tàng rắn này có trên 40 tiêu bản rắn. Nhiều năm qua, những tiêu bản rắn đã phục vụ tích cực cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của rất nhiều người trong và ngoài nước. Ngoài rắn hổ mang chúa, ở đây còn có rắn trun, rắn hổ mèo, hổ mây và rất nhiều tiêu bản với những hình ảnh vô cùng ấn tượng.

Chỉ với 1 gram nọc độc, rắn hổ mang chúa có thể giết chết tới 160 người nặng từ 50kg trở lên. Không những vậy, chúng còn là loài rắn độc có kích thước lớn nhất thế giới, có thể dài đến 5m. Bởi vậy, những người tiếp xúc thường xuyên với loài rắn này phải là những chuyên viên gan dạ và bản lĩnh. 

Từ nguyên lý “lấy độc trị độc”, các cán bộ trại rắn Đồng Tâm đã có thể cho nuôi sinh sản một số loài rắn hiếm. Lượng huyết thanh bào chế từ nọc rắn thời gian qua cũng đã ứng dụng rất hiệu quả trong thực tiễn lâm sàng. Bằng chứng là mỗi năm, trại rắn Đồng Tâm tiếp nhận điều trị cho khoảng 1.000 trường hợp bị rắn độc cắn. Chỉ cần sơ cứu đúng cách, đưa đến đây kịp thời, người bệnh sẽ được chữa khỏi 100%.

Nguồn: Vtv.vn