Chiều 5/2, 12 chàng trai người làng Triều Khúc (Hà Nội) chít khăn mỏ quạ, má phấn môi son cùng nhau diễn điệu múa bồng cổ thu hút du khách thập phương.
|
Chiều 5/2 (mùng 9 tháng Giêng), lễ hội làng Triều Khúc (Hà Nội) diễn ra tưng bừng với đoàn rước kéo dài hàng trăm mét, thu hút sự chú ý của du khách thập phương. |
|
Nhân vật chính tại lễ hội như thường lệ là các thanh niên trai tráng trong làng với các màn múa bồng, múa rồng, tế lễ do các chàng trai đảm nhiệm. |
|
Các diễn viên trang điểm, tô son, đánh phấn, chít khăn mỏ quạ, quần áo xúng xính để hòa mình vào các điệu múa. Do là nét truyền thống, dân làng không chọn nữ giới biểu diễn tiết mục này. |
|
Năm nay để “trẻ hóa” lứa múa điệu “trai giả gái đánh bồng”, 4 học sinh học lớp 7 và lớp 9 (13-15 tuổi) đảm nhận phần mở màn lễ hội. Cả bốn em đều học múa từ nhiều tháng nay do nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng giảng dạy. |
|
Tham gia song song với lứa trẻ là những người có thâm niên múa bồng nhiều năm. Anh Bùi Văn Hảo (26 tuổi) đã có 7 năm liên tiếp trình diễn tại lễ hội. Anh cho biết mình và nhiều người khác mong mỗi năm lại có nhiều bạn trẻ tuổi học điệu múa này để giữ hồn cho lễ hội Triều Khúc. |
|
Khi bắt đầu múa, từng đôi xòe tay, mắt đong đưa, miệng cười tươi tạo nên nét đặc sắc dịp xuân về.
|
|
Điệu múa này chỉ được diễn tấu trong những ngày làng mở hội, vào đám, đó là ngày Phùng Hưng lên ngôi vua từ mùng 9-12/1 Âm lịch, ngày vua mất (vào tháng 8 Âm lịch), biểu diễn ngay ở phương đình, nơi thờ Thành hoàng là đức vua Phùng Hưng vào giữa các tuần tế và trong lễ rước sắc quanh làng.
|
|
Những chàng trai mặt lúc nào cũng phải tươi, miệng cười, mắt đong đưa. Tiếng trống hai bên dồn dập khiến các diễn viên này múa càng thêm say, thả hồn vào từng bước nhảy.
|
|
Em Cao Nhật Minh (13 tuổi) là người múa trẻ nhất trong số 12 người tham gia điệu đánh bồng. Minh được nhiều người vỗ tay tán thưởng. |
|
Khi múa, lúc hai người úp mặt vào nhau tình tứ, khi thì lẳng lơ trông rất hóm hỉnh
|
|
Song song với việc múa là màn rước kiệu quanh làng. Trai tráng các thôn cùng mặc những bộ quần áo ngày xưa để hóa thân thành những vị quan.
|
|
Dân làng Triều Khúc sắp lễ trước cổng nhà, vái lạy mỗi khi đội múa và kiệu đi qua. Họ quan niệm, mỗi khi rước long bào – triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn (Triều Khúc có hai đình) mà đi qua nhà mình sẽ gặp may mắn trong năm mới.
|
|
Ngoài ra còn có những em nhỏ múa điệu sinh tiền càng khiến cho lễ hội thêm phần nhộn nhịp. |
|
Kiệu được đưa ra đình để đón Thành hoàng làng. Xung quanh, người dân vây kín, vái lạy mong nhiều điều may mắn sẽ đến với gia đình. |
|
Các bô lão làng Triều Khúc ăn vận quần áo trang nghiêm, ngồi trong đình làng xem lễ hội. |
|
Tiếng tù và vang lên dọc con đường rước kiệu và múa “con đĩ đánh bồng”. |
|
Tương truyền, vào thế kỷ thứ 8, đức vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay) đã đóng đại quân ở làng Triều Khúc. Để khích động tướng sĩ và cũng là giải trí cho nghĩa quân, ngài đã cho binh lính đóng giả trang làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Kể từ đó, dân làng hàng năm lại tổ chức lễ hội này để tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương.
|
Nguồn: News.zing.vn