Bông ô môi khoe sắc thu hút nhiều bạn trẻ xúng xính áo mới chụp ảnh kỷ niệm: Ảnh: ĐÌNH THẢO
Ngày nhỏ, hễ thấy bông ô môi nở những nụ hoa màu hồng phấn, bay lã chã trong gió trời, tụi trẻ con trong xóm sẽ rủ nhau đi lượm trái về róc, rồi thưởng thức.
Vị ngọt pha lẫn chát của ô môi là cả một trời ký ức tuổi thơ ngày ấy. Lớn rồi, bông ô môi trở thành nét đẹp dân dã của miền sông nước Cửu Long. Ai đi xa sẽ nôn nao nhớ về tuổi thơ, nhớ về miền quê từng gắn bó.
Bông ô môi màu hồng phấn nở rộ vào tháng 3 hằng năm – Ảnh: NGỌC TÀI
Loài hoa dân dã của miền Tây thu hút khá nhiều nhiếp ảnh gia lưu lại khung ảnh đẹp – Ảnh: ĐÌNH THẢO
Cây ô môi không cần chăm sóc, chúng mọc tự nhiên rồi cứ thể âm thầm lớn. Có thể bắt gặp ở bờ ruộng, bờ sông, bên mái nhà…
Bông ô môi mỗi khi nở, lá sẽ dần rơi rụng, chỉ còn nhành cây khẳng khiu. Ngày cây trút hết lá cũng là lúc hoa rực rỡ nhất, hồng đượm một góc trời. Lúc hoa dần lìa cành lại là lúc lá xanh mọc ra và những trái ô môi của năm trước cũng chuyển sắc đen, đã có thể hái thưởng thức.
Là cành với hoa hay lá với trái thì hình ảnh cây ô môi nghiêng nghiêng ở một góc thôn quê miền Tây cũng đều là cảnh đẹp mê say lòng người.
Bông ô môi mọc thành từng chùm, mỗi khi hoa nở rộ sẽ trở thành nét đẹp bình dị ở thôn quê miền Tây – Ảnh: NAM CƯỜNG
Ven đường, bờ ruộng cây ô môi mọc tự nhiên mà không cần ai chăm sóc. Đến khi chúng khoe sắc sẽ làm không ít người ngạc nhiên. Chúng đã ở đó tự bao giờ – Ảnh: ĐÌNH THẢO
Rặng ô môi rực rỡ một góc trời quê hương Đồng Tháp – Ảnh: ĐÌNH THẢO
Một góc trời quê miền Tây những ngày tháng 3 được điểm tô sắc hồng từ bông ô môi – Ảnh NGỌC TÀI.
Hoa ô môi nở khoảng độ 2 tháng sẽ rơi rụng, có khi hồng cả nền đất – Ảnh: NGỌC TÀI.
Bông ô môi ra hoa đồng loạt vào tháng 3, đẹp nhất lúc lá đã rụng hết – Ảnh: NGỌC TÀI
Không cần hoa kiểng, chỉ một cây ô môi cạnh nhà cũng trở thành cảnh sắc đẹp – Ảnh: NGỌC TÀI
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn