Thèm thanh âm quen thuộc ở Sài Gòn

0
14
Thèm thanh âm quen thuộc ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Thèm thanh âm quen thuộc ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Tiếng ríu rít của chim bồ câu, tiếng vỗ cánh phành phạch của nó khi đậu xuống bàn tay của những người yêu thiên nhiên, yêu động vật… đã đem lại những âm thanh quyết rũ ở trung tâm Sài Gòn

Những lúc trời chỉ mới tờ mờ sáng, tôi đã nghe thấy tiếng rao bánh mì đặc trưng của đất Sài thành: “Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thơm ngon, năm ngàn một ổ”. 

Công nhận bánh mì Sài Gòn thơm ngon thật. Chiếc bánh mì nóng hổi, giòn rụm vừa mới ra lò. Cắn một miếng đã cảm nhận được hương vị thơm, ngọt của bơ sữa. 

Ở Sài Gòn, không khó kiếm những món ăn chung với bánh mì. Dù ăn kèm với món gì đi nữa, ta vẫn thưởng thức được hương vị đặc biệt của bánh mì Sài Gòn.

Đi qua vài ba con phố, không khó nghe thấy tiếng rao dài thân quen: “Hột gà nướng, hột vịt lộn, hột vịt dữa, trứng cút lộn, bắp xào đây”. Nó thân quen đến mức từng trở thành “trào lưu” của giới trẻ. Đơn thuần vì khi nhắc đến câu rao ấy, người ta đã nhận ra ngay dù chỉ mới nghe vài chữ đầu. 

Những món ăn bình dân, chỉ có ở đất Việt và là một phần tuổi trẻ của chúng ta. Có thể đã ăn rồi, cũng có thể chưa ăn, nhưng chúng ta đều đã từng nghe qua, từng bất giác nhẩm theo tiếng rao ấy.

Thèm thanh âm quen thuộc ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Gánh hàng rong ở Sài Gòn – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tuổi thơ dân Sài Gòn chính hiệu, dù giàu hay nghèo, vẫn không thể thiếu bài hát huyền thoại của chiếc xe bán kem dạo. Tụi trẻ con chỉ việc nghe âm thanh của mấy nốt nhạc ấy đã cho ra bài hát lưu tuyền bao nhiêu năm nay: “Không có tiền, không có tiền, không có tiền thì không có kem”. 

Bài hát đơn giản mà ngây ngô, vui tươi lạ kỳ. Đúng là đầu óc con trẻ, suy nghĩ giản đơn. Ấy mà nhờ cái giản đơn ấy lại dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Mỗi khi tiếng nhạc vang lên từ xa, đám nít đã ùa ra chờ đợi. Trong thùng đựng kem ấy là cả một thiên đường. Từ kem ly, kem ốc quế… với đủ mùi vị như dâu, vani, khoai môn… Người bán kem bán xong lại leo lên xe chạy tiếp, tiếng nhạc lại vang vọng khắp cả phố phường.

Nếu bất chợt nhìn thấy một người đang nặng nề, từ tốn đạp chiếc xe chất đầy sắt vụn, tức thì sẽ nghe được tiếng rao: “Ai đồng nhôm sắt vụn bán đê”. Tiếng rao văng vẳng cả khu phố, chưa kịp thấy người đã nghe tiếng từ lúc nào. 

Những người thu sắt vụn, đồ nghề chỉ có chiếc xe cũ kỹ, hay quang gánh chất đồng nhôm, sắt vụn, từ từ đi khắp phố. Lâu lâu nán lại vài nhà, hỏi lớn xem gia chủ có gì cần bán không, rồi lại tiếp tục cuộc sống mưu sinh của mình.

Giữa đêm khuya tĩnh mịch, rất dễ phát hiện ra tiếng chổi của những cô chú công nhân vệ sinh đang quét đường. Họ là những con người làm việc về đêm. Chỉ khi màn đêm buông xuống, mọi hoạt động đều dừng lại, người người đắm chìm trong giấc mộng thì họ mới có thể dọn dẹp đường sá. 

Thèm thanh âm quen thuộc ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Giữa đêm khuya tĩnh mịch, rất dễ phát hiện ra tiếng chổi của những cô chú công nhân vệ sinh đang quét đường – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Giữa đêm khuya vắng, một mình một góc đường, họ miệt mài làm việc, âm thầm, lặng lẽ. Tiếng chổi vang lên từng nhịp đều đặn, nghe rất nhẹ nhàng. Vài hôm không nghe thấy, tôi lại nhìn ra đường, chợt đêm nay im ắng, trống vắng lạ thường…

Những thanh âm quen thuộc đơn giản ấy cũng đủ khắc họa một góc đời sống ở Sài thành. Đó là những cuộc đời mưu sinh lẻ loi, xuất hiện khắp các ngõ ngách Sài Gòn. 

Những âm thanh tươi vui nhưng cũng đượm buồn cho những mảnh đời cơ cực. Đó là những tiếng động nhưng lại khơi gợi ra những khoảng lặng. Khi chúng vang lên, ta chợt nhận ra đó cũng là lúc thành phố đã trở nên yên ắng hơn, cũng là lúc mọi người đã nghỉ ngơi nhưng vẫn có những con người đang miệt mài kiếm sống. 

Nhưng đó cũng chính là nét đặc trưng của Sài Gòn, những thanh âm làm nên đời sống Sài Gòn. Giữa sự xô bồ, ồn ào của thành phố hiện đại, hoa lệ này, chỉ cần bất chợt nghe những thanh âm giản dị ấy bỗng thấy lòng mình nhẹ đi, bình yên lạ thường.

Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Diễn đàn gồm các hoạt động truyền thông, cuộc thi Quê hương tôi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước.

Chủ đề cuộc thi:

Nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất nước, phong tục, tập quán, con người Việt Nam cũng như thúc đẩy phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết Quê hương tôi. Thể lệ cuộc thi như sau:

Đối tượng tham gia:

– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của bạn đọc về những nét độc đáo của quê hương mình đến với mọi người Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nội địa hồi phục nhanh chóng sau dịch COVID-19 (chú trọng đến yếu tố tình cảm, nhân văn, cảnh đẹp của con người, vùng đất thông qua sự kiện, lễ hội, văn hóa, ẩm thực, địa danh, trang phục truyền thống…).

Quy cách bài dự thi:

– Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Thời gian nhận tác phẩm:

– Từ ngày 19-5-2020 đến hết ngày 15-8-2020.

Cách thức tham gia:

– Bài viết tối đa 800 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.

– Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.

– Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) để ban tổ chức (BTC) liên lạc.

– Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Cơ cấu giải thưởng:

– Bài viết dự thi gửi đến BTC theo 2 cách:

+ Gửi qua địa chỉ email antuongvietnam@tuoitre.com.vn

+ Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ – 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết “Quê hương tôi”.

– Bạn đọc vào trang web https://dulich.tuoitre.vn/que-huong.htm để xem bài dự thi đã qua sơ loại.

Giải chung cuộc:

• 1 giải nhất: Trị giá 20 triệu đồng, gồm 10 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 2 giải nhì: Mỗi giải trị giá 15 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 3 giải ba: Mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 5 triệu đồng.

• 10 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 3 triệu đồng.

– Người đoạt giải thưởng được hỗ trợ 2 đêm phòng khách sạn để tham dự lễ trao giải, khách sạn do BTC chọn và đặt phòng.

– Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 30-8-2020.

Quy định chung:

– Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trong bài viết và bản quyền bài viết.

– Cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành chương trình này được tham gia viết bài nhằm cổ súy cho hồi phục du lịch Việt Nam nhưng không được xét chấm giải.

– Trong thời gian diễn ra cuộc thi, bài dự thi được chọn đăng trên báo in báo Tuổi Trẻ, TTO sẽ được báo Tuổi Trẻ trả nhuận bút.

– BTC được quyền sử dụng bài dự thi đoạt giải cho mục đích tuyên truyền, đối ngoại, in ấn các tài liệu quảng bá tiếp thị cho mục đích phát triển du lịch Việt trong và sau cuộc thi. Đối với bài dự thi không đoạt giải nhưng được sử dụng cho mục đích vừa nêu sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài.

– Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Giải thưởng bằng hiện vật sẽ không được quy đổi thành tiền.

– Nếu có bằng chứng hiển nhiên người tham gia gian lận và sao chép tác phẩm thì kết quả của người thắng cuộc sẽ bị hủy bỏ.

– Nếu có một vấn đề phát sinh trong hoặc sau cuộc thi, mà vấn đề này nằm ngoài quy định đang có, BTC có toàn quyền thảo luận để đưa ra quyết định xử lý vấn đề.

Thèm thanh âm quen thuộc ở Sài Gòn - Ảnh 5.

 

Nguồn: Dulich.tuoitre.vn