Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

0
14
Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Sự kiện giới thiệu tới du khách những nét đặc trưng nhất của Ninh Thuận như văn hoá Chăm, gốm Bàu Trúc, nho tươi và các điểm đến hấp dẫn.

Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Sáng 26/10, những hoạt động đầu tiên của sự kiện “Ngày Văn hoá, Du lịch Ninh Thuận” đã diễn ra tại Nhà Bát giác, thuộc khu phố đi bộ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện diễn ra trong hai ngày cuối tuần để giới thiệu, quảng bá văn hoá và du lịch Ninh Thuận.

Mở đầu chương trình là những tiết mục biểu diễn nhạc cụ truyền thống của người Chăm dân tộc chiếm đa số tại Ninh Thuận. Các nghệ nhân lần lượt giới thiệu với khán giả trống paranưng, trống ginăng, kèn saranai… cùng những quần áo thường ngày cho đến trang phục dùng trong dịp lễ hội.

Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Chiếc đàn kanhi của dân tộc Chăm có hình dáng gần giống với đàn nhị của người Kinh, đặc trưng bởi phần bầu làm từ mai rùa vàng. Nhạc cụ này được cho là mang đến âm thanh huyền bí, bi ai nên người Chăm thường sử dụng trong các bài hát lễ, đám tang với niềm tin về sự kết nối với thần linh và vũ trụ.

Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Sau các màn biểu diễn, khán giả được ban tổ chức mời lên sân khấu để giao lưu và học các điệu múa của người Chăm.

Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Sự kiện còn có các gian hàng giới thiệu sản phẩm thủ công nổi tiếng của Ninh Thuận, trong đó có gốm Bàu Trúc và thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Trong ảnh là một nghệ nhân làng Bàu Trúc trực tiếp tạo hình một toà tháp Chăm ngay tại sự kiện, với nguyên liệu từ đất sét trộn với cát. Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại đến nay, nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 10 km.

Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Nghệ nhân tạo hình một chiếc bình gốm. Thay vì sử dụng bàn xoay như thường thấy, những thợ làm gốm ở Bàu Trúc đi vòng quanh khối đất sét, dùng tay miết để đạt được khối đồng đều.

Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Bên cạnh gian hàng giới thiệu nghề gốm là khung cửi truyền thống của làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Ở mỗi gia đình, phụ nữ Chăm đều phải tự tay dệt vải và sáng tạo những nét hoa văn riêng. Đó cũng là tiêu chí đánh giá một phụ nữ đảm đang, đẹp nết, đẹp người. Bởi vậy, hàng nghìn tấm vải của làng nghề không trùng lặp hoa văn, hoạ tiết.

Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Một số sản phẩm của làng nghề dệt thổ cẩm được bày bán tại sự kiện. Trước đây, sản phẩm dệt chỉ để may mặc thường ngày và một số dùng cho những dịp lễ, phong tục của người Chăm. Đến nay, vải thổ cẩm dệt có mẫu mã đa dạng hơn, dùng để may váy, áo, cà vạt, túi xách, ví cầm tay…

Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Khách hàng nếm thử và mua các sản phẩm từ nho Ninh Thuận, bao gồm quả tươi, khô và rượu vang. Ninh Thuận trồng chủ yếu hai loại: nho đỏ và xanh có vị ngọt nhẹ, mọng nước. Nho đỏ khi chín vỏ màu đỏ hoặc đỏ thẫm. Nho xanh có vỏ dày hơn, khi chín quả ngả sang xanh phơn phớt vàng. Với diện tích trồng nho lớn nhất cả nước, Ninh Thuận được xem là thủ phủ nho, tập trung nhiều nhất ở các vùng Ninh Hải, Ninh Phước, Phan Rang – Tháp Chàm…

Sắc màu Ninh Thuận giữa lòng Hà Nội

Khách tham quan xem triển lãm ảnh với chủ đề thiên nhiên, văn hoá và con người Ninh Thuận. Những bức ảnh được bày trí xung quanh khu vực Nhà Bát giác, trung tâm của sự kiện.

Anh Mai Huy Mạnh (Hoàng Mai), khách tham dự chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy những tiết mục biểu diễn với nhạc cụ truyền thống của người Chăm ở Hà Nội, rất độc đáo. Tuy nhiên tôi muốn sự kiện có thêm nhiều gian hàng để những người tới tham quan được tìm hiểu, trải nghiệm văn hoá nhiều hơn”.

Kiều Dương

Nguồn: Vnexpress.net