Quán bar cho người chán đời

0
8
Quán bar nằm trong con hẻm cụt giữa một chợ đêm nhộn nhịp bán quần áo và đồ ăn nhẹ, cách ga tàu điện ngầm chưa đến một phút đi bộ. Du khách có thể nhận diện quán bar với một bộ xương ngồi ngay cửa đang cầm một ly rượu và một điếu thuốc. Ảnh: CNN.

Đài Loan “The Misanthrope Society” (nghĩa là “Hội chán đời” hay “Hội tránh xa cả thế giới”) là chốn thư giãn hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài.

Quán bar nằm trong con hẻm cụt giữa một chợ đêm nhộn nhịp bán quần áo và đồ ăn nhẹ, cách ga tàu điện ngầm chưa đến một phút đi bộ. Du khách có thể nhận diện quán bar với một bộ xương ngồi ngay cửa đang cầm một ly rượu và một điếu thuốc. Ảnh: CNN.

Quán bar nằm trong con hẻm cụt giữa khu chợ đêm nhộn nhịp của Đài Bắc, cách ga tàu điện ngầm chưa đến một phút đi bộ. Du khách có thể nhận diện quán bar với một mô hình  xương ngồi trước cửa. Ảnh: CNN.

Không gian quán bar cũng đặc trưng bởi phong cách trang trí u tối: tường đen, thực đơn đen, đĩa đen, cả gà rán cũng có màu đen. Quán phục vụ các loại cocktail sáng tạo, khó hiểu với các cái tên ảm đạm như “Ghost Island Tea” (Đảo ma ám) hay “No Longer Human” (Thất lạc cõi người).

Khách đến đây sẽ được trải nghiệm cảm giác thoát khỏi cuộc sống bình thường,thể hiện tâm trạng qua những món ăn, đồ uống họ chọn. Nếu thực khách gọi một cốc “Last Words” (Lời trăng trối), họ sẽ được người pha chế yêu cầu viết ra điều muốn nói vào những phút cuối đời. Hay món “Vịt hầm cuồng nộ” có thể hợp khẩu vị của những người đang cảm thấy tức giận.

Thịt gà sau khi được ướp trong sữa đậu nành lên men truyền thống của Đài Loan sẽ được tẩm rượu và châm lửa để lớp da bên ngoài được cháy đen. Món gà rán đen xì biểu tượng cho hình ảnh của địa ngục. Ảnh: CNN. 

Thịt gà sau khi được ướp trong sữa đậu nành lên men truyền thống của Đài Loan sẽ được tẩm rượu và châm lửa để lớp da bên ngoài cháy đen. Món gà rán đen biểu tượng cho hình ảnh của địa ngục. Ảnh: CNN. 

Chủ sở hữu, anh Chen Xiaoguai, 28 tuổi từng là kĩ sư và đã bị trầm cảm nặng. Anh được truyền cảm hứng để mở quán bar sau khi trải qua một tháng nằm viện. Anh nhận được sự chăm sóc đặc biệt từ các nhà tâm lý học và chuyên gia y tế, tuy nhiên sau khi xuất viện, chàng trai này không còn cảm thấy được hỗ trợ. 

Chủ quán chia sẻ: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất để có thể bước ra khỏi bóng tối là sự giúp đỡ từ mọi người, những người bạn tôi gặp trong bệnh viện. Vì vậy tôi muốn nhân rộng cộng đồng này, tạo ra một không gian để giúp mọi người được hỗ trợ về tâm lý”.

Tại đây, khách hàng có thể thoải mái ghét bỏ thế giới, con người như cách họ muốn. “Những người có nỗi niềm trong lòng sẽ đến đây, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và cảm nhận sự ấm áp từ những người khác”, anh chia sẻ thêm.

Quán bar còn là một quán cà phê và hiệu sách, với sách tâm lý, tự truyện và tiểu thuyết về những tình tiết đen tối trong cuộc sống của con người. 

Kể từ khi mở cửa vào tháng 2/2019, Chen cho biết mọi người thường đến đây để khóc, nói chuyện, hoặc chỉ ngồi đọc sách. Ở Đài Loan, những vấn đề về sức khỏe tâm thần không được chú trọng và thậm chí bị kỳ thị.

“Trước đây, họ có lẽ chỉ có thể nói chuyện với gia đình, bạn bè. Những người này không thực sự hiểu họ, đặc biệt là cha mẹ, thế hệ cũ, những người không hiểu về các vấn đề sức khỏe tâm thần”, Chen nói về những khách hàng đặc biệt. Các thế hệ cũ thường đề xuất cách giải quyết bằng cách nói chuyện với sư thầy ở đền thờ, hay bằng mê tín dị đoan.

Hướng đến mặt tối của xã hội một cách hài hước, “The Misanthrope Society” thu hút những người muốn tìm một loại thức uống lạ, cũng như một nơi để mọi người bầu bạn, tìm kiếm sự đồng cảm. Khi rời quán, khách có thể nhìn thấy dòng chữ trên lối ra: “Bạn có chắc mình muốn trở lại đời thực hay không?”.

Ngân Dương (Theo CNN)

Nguồn: Vnexpress.net