Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

0
15
Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Gia Lai Giáo đường H’Bâu là phế tích cổ hơn 100 năm, chứng tích Công giáo đã xuất hiện và phát triển từ rất lâu tại Tây Nguyên.

Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Núi Chư Đăng Ya trong tiếng Jrai có nghĩa là “Củ gừng dại”, là một địa điểm nổi tiếng nhiều hoa dã quỳ nhất tỉnh, thuộc xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku 30 km. Đây là một ngọn núi lửa hình lòng chảo, có niên đại hàng triệu năm. Dưới chân núi có nhà thờ H’Bâu.

Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Nhà thờ nằm sâu trong làng Xõa, đi qua cánh đồng Ngô Sơn, nơi có mạch nước ngầm xuất phát từ núi Chư Nâm cao nhất tỉnh Gia Lai – là người “anh em” của ngọn núi lửa Chư Đăng Ya.

Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Giáo đường H’Bâu được xây dựng từ năm 1909, là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Gothic của Pháp với kiến trúc nhà sàn đặc trưng của Tây Nguyên. Ở mặt trước nhà thờ, dù đã khá mờ nhưng vẫn có thể đọc được dòng chữ Hán ghi lại năm xây dựng: Kỷ Dậu niên.

Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Trải qua hơn 100 năm lịch sử, chiến tranh, mưa nắng… tàn phá, nhà thờ H’Bâu ngày nay chỉ còn giữ được một phần tháp chuông và mặt trước. Trụ tháp vẫn còn nguyên vẹn, khá vững chắc, giúp du khách hình dung phần nào đó về một thánh đường cũ của vùng đất đại ngàn năm xưa.

Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Gạch xây dựng nhà thờ được chính giáo dân trong vùng trăm năm trước cõng bộ lên xây.

Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Dưới tháp chuông vẫn còn giữ được tượng chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự giá. Dù đã có nhà thờ mới trong làng, rất đông đồng bào J’rai quanh đây vẫn hay về thánh đường cũ, nhà thờ H’Bâu dâng hoa và cầu nguyện hàng ngày.

Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Hoa được trồng khắp nơi quanh nhà thờ, kết hợp cùng vẻ cổ kính, đổ nát của từng viên gạch vỡ, từng mảng tường phủ đầy rêu phong… đã tạo nên sức hấp dẫn cho công trình này.

Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Phế tích H’Bâu còn mê hoặc du khách bởi cách đó vài trăm mét là những đồi cỏ lau đuôi chồn màu đỏ tía, màu hồng rực rỡ. Đây là điểm check – in đẹp, không thua gì hoa dã quỳ.

Phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya

Mùa đông là thời điểm mùa hoa dã quỳ nở rộ, từ đường mòn vòng quanh chân núi đến lòng chảo trên đỉnh núi Chư Đăng Ya.

Nguyễn Chí Nam

Nguồn: Vnexpress.net