Nói về người Hà Thành, tôi biết đó là chân thành, ấm áp

0
11
Nói về người Hà Thành, tôi biết đó là chân thành, ấm áp - Ảnh 1.

Nói về người Hà Thành, tôi biết đó là chân thành, ấm áp - Ảnh 1.

Một góc phố Hà Nội – Ảnh: NGỌC YẾN

Mặc dù không phải là người con của đất Hà Thành, nhưng mỗi lần ai đó nhắc về Hà Nội, lòng tôi lại dâng lên cảm xúc có lẽ là nhớ, có lẽ là thương và cũng có lẽ là vấn vướng sau đôi lần ghé thăm.

Người Hà Nội

Nói về người Hà Thành, tôi biết đó là chân thành, ấm áp - Ảnh 2.

Ảnh: GIA TIẾN

Người ta vẫn thường nói “Hà Nội không vội được đâu”, quả thật như thế vì ngược lại với sự tất bật của người Sài Gòn, người Hà Thành rất từ tốn và chậm rãi trong mọi việc. 

Nhắc đến người Hà Nội, không thể không nhắc tới sự chất phát và bình dị. Nếu có dịp dạo quanh hồ Gươm vào sáng sớm, không khó bắt gặp hình ảnh nhiều người, già có, trẻ có, dậy sớm tản bộ, tập thể dục và nói chuyện với nhau.

Loanh quanh ở khu phố cổ, vài nhóm người tụ tập ở vỉa hè hút thuốc lào, nói chuyện rất thoải mái; những cô cậu học sinh ở những quán cóc, uống trà đá, ăn hạt hướng dương. Chỉ đôi ba cái ghế là có thể thành một quán nước phục vụ mọi người, từ du khách đến người dân.

Nói về người Hà Thành, tôi biết đó là chân thành, ấm áp - Ảnh 3.

Ảnh: NGỌC YẾN

Bình dị là thế, nhưng người Hà Nội vẫn luôn giữ nét truyền thống đậm chất Việt Nam. Họ luôn quây quần bên mâm cơm gia đình và theo phép tắc của một gia đình người Việt. 

Khi nói về người Hà Thành, tôi chỉ biết đó là chân thành, ấm áp, bình dị và truyền thống, điều mà khi nán lại lâu mới có thể hiểu hết tính cách và nếp sống của con người nơi đây.

NGỌC YẾN

Phở Hà Nội

Một thứ hương vị không thể bỏ qua nếu tới thăm Hà Nội. Phở có ở nhiều nơi, nhiều tỉnh thành khác nhau, không riêng gì ở Hà Nội, nhưng được thưởng thức một bát phở tại Thủ Đô thì không gì bằng. 

Một bát phở ngon quan trọng nhất vẫn là nước dùng, được ninh từ xương để tạo ra vị ngọt thanh chứ không phải là ngọt từ gia vị, mì chính. Bánh phở mềm nhưng không nát, cũng không mất đi cảm giác giòn và dai. 

Phở Hà Nội thường được dùng kèm với hành hoa và ngò, có thể kèm theo quẩy nóng giòn. Khi nói về nguồn gốc của món phở, một số người sành ăn và trong nghề chia sẻ rằng, phở muốn ngon và đúng vị nhất thì không thể thiếu sá sùng, một loại hải sản hay trùng ở vùng biển được thêm vào làm cho nước dùng có vị đậm và nhớ. 

Phở Hà Nội một hương vị đặc trưng cho ẩm thực Việt Nam mỗi khi giới thiệu với du khách nước ngoài. “Phở phải dùng ở Hà Nội mới ngon”, nhà văn Thạch Lam đã từng viết.

Nói về người Hà Thành, tôi biết đó là chân thành, ấm áp - Ảnh 5.

Tô phở Hà Nội – Ảnh: NGỌC YẾN

Không chỉ con người, ẩm thực, thời tiết ở Hà Nội cũng tạo nên một nét rất đặc biệt. Thời gian đẹp nhất để tới thăm Hà Nội là khi trời vào thu, khoảng đầu tháng 9 hoặc tháng 10. Lúc này, tiết trời sẽ làm lòng du khách nhớ nhung chẳng thể quên. 

Nếu được tới thăm thủ đô, tôi sẽ không ngần ngại xách ba lô lên và đi thêm một lần nữa. Chẳng có ngòi bút nào có thể viết hết về nơi này, chỉ có cách duy nhất là bạn hãy chuẩn bị hành trang lên và đi đến thăm Hà Nội. 

Hãy tới thăm Hà Nội bằng trái tim của người miền Nam và cảm nhận như những con người Hà Nội.

Nói về người Hà Thành, tôi biết đó là chân thành, ấm áp - Ảnh 6.

Ảnh: GIA TIẾN

Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam tiếp tục nhận bài đến ngày 15-8-2020.

Diễn đàn do báo Tuổi Trẻ phát động tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, Hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist Group), gồm các chương trình truyền thông, cuộc thi Quê hương tôi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương.

Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến hiến kế đóng góp, các bài dự thi của độc giả cả nước Bài dự thi xin gửi về: antuongvietnam@tuoitre.com.vn.

Xem thêm các bài dự thi tại đây.

Nói về người Hà Thành, tôi biết đó là chân thành, ấm áp - Ảnh 8.

Nguồn: Dulich.tuoitre.vn