Những nét văn hóa độc đáo ở vùng đất Tổ

0
8
lehoi1-JPG-1427-1399457677.jpg

Lễ hội thực hiện nghi thức mô tả lại sự giao hoan âm dương hay những làn hát ghẹo, hát xoan ở Phú Thọ luôn là di sản văn hóa quý báu hấp dẫn du khách.

Ngoài thăm mảnh đất cội nguồn của dân tộc, du khách về Phú Thọ còn được trải nghiệm những lễ hội có một không hai.

Lễ hội Trò Trám và rước lúa thần

Lễ hội được tổ chức tại huyện Lâm Thao vào tháng Giêng hàng năm. Trò Trám là lễ hội phồn thực của người Việt cổ, cầu cho mùa màng tốt tươi, mọi vật sinh sôi nảy nở. Bắt đầu phần lễ mật tắt đèn, chủ tế đưa cho người con trai một vật bằng gỗ và con gái một vật hình mui rùa tượng trưng cho sinh thực khí. Đôi trai gái sau câu xướng của chủ tế “Linh tinh tình phộc” phải rướn người lên, giơ cao dùi gỗ, mui rùa rồi miệng há rồi chọc mạch vào nhau. Nghi lễ này diễn ra 3 lần, nếu cả 3 lần đâm trúng thì năm đó gặp nhiều may mắn.

lehoi1-JPG-1427-1399457677.jpg

Lễ hội Trò Trám hay còn được gọi là “Linh tinh tình phộc” chỉ diễn ra trong ít phút và một cặp vợ chồng sẽ thực hiện nghi thức mô tả lại sự giao hòa âm dương. Ảnh: thethaovanhoa

Tiếp theo là màn rước lúa thần diễn ra vào lúc 9h sáng ngày 12 tháng Giêng nhưng trước đó bát hương đã được rước từ miếu ra điếm Trám cúng tế rồi rước lúa diễu qua cánh đồng thôn xóm và cuối cùng là về miếu Trò.

Lễ hội Tịch Điền

Vào tháng 6 âm lịch hàng năm, người dân ở Phú Thọ đều tổ chức lễ hội Tịch Điền tại xã Minh Nông. Lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết vua Hùng thấy các vùng đất bãi ven sông hàng năm rất phù sa màu mỡ nên đã dạy dân đắp bờ, giữ nước và trồng lúa. Lúc đầu dân không biết cấy, vua phải dừng lại ở đồi Mã Lao, nhổ mạ, cấy lúa cho dân làng xem.

Sau này, mỗi năm người dân đều tổ chức lễ hội. Người dân dựng một đàn Tịch Điền rồi cúng tế xôi, gà, trầu cau, hương, rượu, nước…. cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân đời đời no ấm. Sau khi nghi lễ được tiến hành, chủ tế lội xuống lấy một bó mạ cấy hết rồi cắm cây nêu, nổi chiêng trống kết thúc buổi lễ xuống đồng.

3. Hát xoan

Hát xoan là một sản phẩm văn hóa  độc đáo của người dân Phú Thọ. Hát xoan có từ thời dựng nước gắn liền với các truyền thuyết về thời vua Hùng. Ngoài ra, người ta còn gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình) được tổ chức vào mùa xuân để đón chào năm mới. Hát xoan có những lời chúc tụng và như một lời cầu khẩn được trình diễn theo đúng nghi thức trước cửa đình, nói lên cảm xúc của con người trước thần linh và sau là ca ngợi thần thánh.

hat-xoan1-3239-1399457677.jpg

Hát xoan ở Phú Thọ. Ảnh: thethaovanhoa

Trong hội hát xoan, người ta cũng hát dân ca giao duyên, đối đáp, xin hoa, đố chữ. Hội xoan có cả múa hát trình diễn sân khâu dân gian với những tiết mục khá độc đáo hấp dẫn. Ca từ trong hát xoan cũng là những diễn đạt khéo kéo, sử dụng cái hay của hai dòng văn hóa bác học và dân gian.

Hát ghẹo

Hát ghẹo là hình thức hát đối, hát giao duyên, đối đáp giữa nam và nữ thường được tổ chức vào những ngày hội mùa xuân, mùa thu hay những đêm trăng sáng. Hát ghẹo được tổ chức sau khi cuộc tế lễ đã kết thúc và không hát ở đình mà hát ở nhà tư. Nó không dính dáng đến tế lễ và không phải là loại hình dân ca tín ngưỡng hát ở cửa đình.

Anh Phương

Nguồn: Vnexpress.net