Những lâu đài hàng trăm năm tuổi bị bỏ hoang trên thế giới

0
9
Château-Gaillard, PhápĐây là lâu đài do vua Richard I Vương quốc Anh cho xây dựng, nằm cách Paris khoảng 96 km về phía tây bắc với tầm nhìn ra sông Seine. Lâu đài có hào và cổng giữ, sừng sững như một thành trì để bảo vệ công quốc Normandy khỏi hoàng đế Pháp. Hoàn thành lâu đài vào năm 1198, vua Richard I tuyên bố:

Với niên đại lên tới gần nghìn năm tuổi, một số lâu đài bị tàn phá nhưng vẫn thu hút lượng lớn khách tới thăm.

Château-Gaillard, PhápĐây là lâu đài do vua Richard I Vương quốc Anh cho xây dựng, nằm cách Paris khoảng 96 km về phía tây bắc với tầm nhìn ra sông Seine. Lâu đài có hào và cổng giữ, sừng sững như một thành trì để bảo vệ công quốc Normandy khỏi hoàng đế Pháp. Hoàn thành lâu đài vào năm 1198, vua Richard I tuyên bố:

Château-Gaillard, Pháp

Lâu đài do vua Richard I Vương quốc Anh đồng thời là Công tước xứ Normandy cho xây dựng, nằm cách Paris khoảng 96 km về phía tây bắc, nhìn ra sông Seine. Công trình có hào và cổng, sừng sững như một thành trì để bảo vệ công quốc Normandy khỏi hoàng đế Pháp.

Hoàn thành lâu đài vào năm 1198, vua Richard I tuyên bố: “Ngay cả khi các bức tường được làm bằng bơ, chúng sẽ vẫn đứng vững”. Điều này đã được thời gian chứng minh khi 800 năm sau, những bức tường bao quanh lâu đài vẫn còn.

Điểm yếu của công trình nằm ở những vị trí khác. Năm 1204, quân đội Pháp đột nhập qua đường thoát nước của nhà tiêu và hạ cầu kéo, bắt Công tước xứ Normandy. Bốn thế kỷ sau, vua Henry IV của Pháp ra lệnh phá hủy tòa lâu đài. Ảnh: Michelin Travel Guide.

Château d’Alleuze, Pháp Nằm cách 113 km về phía nam của thành phố Clermont-Ferrand, Château d’Alleuze không bị phá hủy bởi thiên tai hay chiến tranh. Năm 1405, công trình bị chính những người dân địa phương châm lửa đốt. Sau một thời gian dài chịu đựng khủng bố từ Bernard de Garlan, một tướng lính đánh thuê cho quân đội Anh trong chiến tranh Trăm năm với Pháp, dân làng quyết định chặn đường vào của những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, Monseigneur De la Tour, chủ sở hữu của lâu đài, rất khó chịu với động thái này, và buộc người dân phải xây dựng lại nó theo thiết kế ban đầu. Nơi này sau đó bị chiếm đoạt vào 1575, và những tòa tháp được dùng làm nhà tù của các giám mục Clermont. Ảnh: YouTube.

Château d’Alleuze, Pháp

Nằm cách 113 km về phía nam của thành phố Clermont-Ferrand, Château d’Alleuze được xây dựng vào thế kỷ 13, thuộc các giám mục Clermont. Trong chiến tranh Trăm Năm, công trình bị một thủ lĩnh người Anh Bernard de Garlan chiếm giữ. Hắn cướp bóc khắp nơi. Năm 1405, người dân địa phương đã đốt lâu đài. Tuy nhiên, các giảm mục sở hữu của lâu đài sau đó buộc người dân phải xây dựng lại nó theo thiết kế ban đầu. Các tòa tháp được dùng làm nhà tù của các giám mục Clermont. Ảnh: YouTube.

Ogrodzieniec, Hà Lan Trong khi hầu hết lãnh thổ của Hà Lan bằng phẳng, ở miền tây bắc Krakow, cao nguyên Jura là dãy núi đá vôi được điểm những tòa lâu đài trắng. Một trong những thành lũy vững chải nổi bật là Ogrodizieniec được xây dựng vào thế kỷ 16. Sau vụ hỏa hoạn vào năm 1702, kiến trúc bị tàn phá nhanh chóng. Tuy nhiên, tòa Ogrodizieniec cùng cụm 24 tòa lâu đài khác trên Jura đang được quy hoạch trong vùng công viên quốc gia và được bảo vệ cẩn thận. Ảnh: Noclegiwpolsce.

Ogrodzieniec, Ba Lan

Trong khi hầu hết lãnh thổ của Ba Lan bằng phẳng, ở miền tây bắc Krakow, cao nguyên Jura là dãy núi đá vôi được điểm những tòa lâu đài trắng. Một trong những thành lũy vững chãi nổi bật là Ogrodizieniec, xây dựng vào thế kỷ 16. Sau vụ hỏa hoạn vào năm 1702, kiến trúc ở đây bị tàn phá nhanh chóng. Hiện tòa Ogrodizieniec cùng cụm 24 tòa lâu đài khác trên Jura được quy hoạch trong vùng công viên quốc gia và bảo vệ cẩn thận. Ảnh: Noclegiwpolsce.

Lâu đài Spis, SlovakiaNằm trên biên giới của vùng Kosice, Slovakia, tòa lâu đài Spis đứng sừng sững trên núi đá cao. Là một trong những tòa lâu đài lớn nhất ở châu Âu, những tàn tích của Spis thể hiện những tầng lớp lịch sử của chúng: thế kỷ thứ 12, thế kỷ 15 và 17.  Năm 1780, tòa lâu đài trở nên hoang toàn sau khi bị một ngọn lửa thiêu trụi. Đến nay, nguyên nhân vụ hỏa hoạn vẫn là một bí ẩn. Nhiều giả thiết cho rằng, chủ nhân của tòa lâu đài đã đốt nó để giảm tiền thuế. Ảnh: CBS.

Lâu đài Spis, Slovakia

Nằm ở vùng Kosice, Spis đứng sừng sững trên núi đá cao là một trong những tòa lâu đài lớn nhất châu Âu. Tàn tích của nó cho thấy các lớp xây dựng vào thế kỷ thứ 12, 15 và 17. Năm 1780, tòa lâu đài trở nên hoang toàn sau khi bị một ngọn lửa thiêu trụi. Đến nay, nguyên nhân vụ hỏa hoạn vẫn là một bí ẩn. Nhiều giả thiết cho rằng, chủ nhân của tòa lâu đài đã đốt nó để giảm tiền thuế. Ảnh: CBS.

Lâu đài Ballycarbery, Ireland Năm 1652, sau khi lực lượng của Oliver Cromwell chiếm đóng, ttòa lâu đài Ballycarbery bị tàn phá. Và những tàn tích còn lại của tòa lâu đài là những bức tường được dàn nho phủ xanh trên cả cao nguyên cỏ xanh. Nơi đây chưa bị sự hiện đại hóa chạm đến, tạo nên không gian lịch sử đầy bí ẩn và vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời. Ảnh: JPG Mag.

Lâu đài Ballycarbery, Ireland

Năm 1652, sau khi lực lượng của Oliver Cromwell chiếm đóng, tòa lâu đài Ballycarbery bị tàn phá. Tàn tích còn lại của tòa lâu đài là những bức tường được phủ xanh trên cả cao nguyên. Nơi đây chưa bị sự hiện đại chạm đến, tạo nên không gian lịch sử bí ẩn, thu hút du khách. Ảnh: JPG Mag.

Theo Michelin Travel Guide

Nguồn: Vnexpress.net