Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

0
8
Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

TP HCM Những vật dụng như lốp xe, khăn, võng, giường… của nữ giao liên trong chiến tranh được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Từ ngày 15/10, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ (quận 3) trưng bày chuyên đề “Nữ chiến sĩ giao liên miền Nam”. Gần 200 hình ảnh, hiện vật về nữ giao liên được tái hiện.

Trong chiến tranh, phụ nữ giao liên có nhiệm vụ đưa đón, che giấu cán bộ, vận chuyển tài liệu mật, đưa thông tin liên lạc… 

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Ảnh chân dung, kỷ vật của các nữ giao liên được trưng bày theo từng khu riêng như: Giao liên trong vận tải, dẫn đường, đưa rước bộ đội, thông tin liên lạc, các hình thức nghi trang…

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Đồng hồ của bà Nguyễn Thị Hữu, nguyên là chiến sĩ giao liên đội cận vệ A6. Bà làm giao liên cho Bí thư khu ủy Sài Gòn – Gia Định và cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Chiếc bóp đầm của bà Lý Ngọc Phương đã sử dụng trong chuyến công tác giao liên đưa đồng chí Lê Duẩn từ Nam ra Bắc trong những năm 1955 – 1957.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Khăn len của bà Nguyễn Thị Diễm (Đồng Nai) dùng đi làm rẫy, được nghi trang để tiếp tế cho bộ đội.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Giỏ xách của bà Thái Thường Huê (quận 6), được sử dụng từ năm 1968 đến 1975 cho công tác giao liên. Bà Huê thường dùng gạo nếp, khoai nghi trang trên mặt, phía dưới là súng ngắn, đạn. Bên cạnh là thùng đựng đạn để cất giấu cờ, tài liệu mật.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Máy đánh chữ của bà Nguyễn Thị Phương, nguyên nhân viên Bộ Tư lệnh Phân khu 6. Bà đã dùng máy soạn thảo các văn bản, chỉ thị, mệnh lệnh… của Bộ Tư lệnh, giao cho các nữ giao liên đưa vào nội thành Sài Gòn.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Chiếc lon Guigoz của bà Phan Thị Ải, để ngụy trang làm thuốc nổ. Bên phải là đèn chông của bà Nguyễn Thị Hương, để thắp sáng và làm ám hiệu cho bộ đội ra vào nội đô.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Chiếc tĩn của bà Trần Thị Hai, dùng để chứa vũ khí, tài liệu. Cạnh đó là ruột xe tải của bà Nguyễn Thị Hảo, cũng dùng làm chỗ chứa chất nổ, vũ khí.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Võng nylon của bà Nguyễn Thị Ba, dùng để cứu thương bộ đội hoặc nghỉ ngơi trong những năm 1968 – 1975.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Trường kỷ của bà Võ Thị Tư (Đồng Nai), được dùng để che giấu bộ đội.

Những kỷ vật của nữ giao liên miền Nam

Hình ảnh tư liệu về lực lượng Thanh niên xung phong vận chuyển hàng hóa trên vùng sông nước.

Triển lãm kéo dài đến cuối tháng 3/2020.

Quỳnh Trần

Nguồn: Vnexpress.net