Nhiếp ảnh gia Na Sơn: ‘Phượt Tết không phải cách đi của tôi’

0
17
nhiep-anh-gia-na-son-phuot-tet-khong-phai-cach-di-cua-toi

Là “chân đi” nổi tiếng chu du hơn 50 quốc gia, Na Sơn cho biết anh thích về nhà sum họp ngày Tết để có thêm hành trang và cảm xúc cho những chuyến đi.

Quen thuộc với giới chuyên môn và người yêu nghệ thuật nhờ những bức ảnh rất tình và đời. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng mạnh về Na Sơn lại là những bức ảnh khoảnh khắc mà anh chụp từ mỗi chuyến đi hàng tuần, đến mức người ta gọi anh là “Phóng viên của những chuyến đi”.

Mỗi tuần đều có những chuyến đi

Với Na Sơn, cuộc đời anh là những chuyến rong ruổi bắt khoảnh khắc, cảm xúc và trải nghiệm. Anh thích đi nhất vào mùa xuân, qua những dải đèo chập chùng để lên từng vùng núi cao của miền cao nguyên đá Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu ngắm hoa đào, cải vàng nở ngập các nương đồi đá xám hay dải núi cheo leo. Đến khi mệt, anh ngất ngưởng ngồi chông chênh trên một đỉnh núi cao nhìn 4 phía.

nhiep-anh-gia-na-son-phuot-tet-khong-phai-cach-di-cua-toi

Với Na Sơn, phải lên cao thế này thì nhìn đời mới bao quát.

Nhiếp ảnh gia Na Sơn cho rằng anh đi không chỉ là chơi, mà còn để cho. Lý tưởng chu du của một tay nhiếp ảnh gia đã ngoài 40 tuổi đâu thể chỉ dừng lại ở cái thú khám phá những vùng đất mới. Không biết từ bao giờ, Na Sơn thích tìm hiểu về văn hóa, con người, cuộc sống và câu chuyện mới. Anh thích khám phá để thấu hiểu và tương trợ những hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ. Đây cũng là lý do đa phần mỗi chuyến xê dịch gần đây của Na Sơn đều là những hành trình thiện nguyện.

nhiep-anh-gia-na-son-phuot-tet-khong-phai-cach-di-cua-toi-1

Đi là để gửi tặng vài bộ quần áo mới, những món đồ dùng học tập nho nhỏ cho các em.

Ngoài những hành trình thiện nguyện, với Na Sơn, đi không nhất thiết phải xa. Nếu gần ngay sát nhà mà bạn bắt được khoảnh khắc đẹp thì nó vẫn rất đắt giá. Những ngày cận Tết, Na Sơn có thói quen cầm máy đi loanh quanh, săn từng khoảnh khắc đậm chất đời như bức ảnh cụ già gánh rau ở chợ Cầu Diễn những ngày giáp Tết. Chính những bức ảnh như vậy khiến anh nhận ra một góc khuất khác của ngày Tết – góc của gam màu xám, vì hoàn cảnh vì mưu sinh không thể sum họp, hưởng trọn cái Tết ấm áp bên người thân.

nhiep-anh-gia-na-son-phuot-tet-khong-phai-cach-di-cua-toi-2

Khi người ta du xuân trẩy hội, cụ già gánh rau ở chợ Cầu Diễn vẫn một gánh nặng trên vai rong ruổi khắp các con đường Hà Nội…

Phượt Tết không phải cách đi của Na Sơn

Nhiều người thấy Na Sơn đi nhiều vào mùa xuân và mê săn ảnh vùng cao nguyên núi đá tháng Giêng nên có thể sẽ nghĩ vị nhiếp ảnh gia này hiếm khi ở nhà trong dịp Tết. Nhưng không, ngược lại, năm nào Na Sơn cũng dành trọn thời gian bên gia đình.

Khi được xem đoạn phim Tết có câu chuyện về cô gái thích du lịch, Na Sơn cho biết đã thấy một nửa hình ảnh của anh trong đó. Theo Na Sơn, thời tuổi trẻ của anh cũng từng như cô gái trong đoạn phim, thích bay đây đó, luôn cho rằng Tết được đi là hạnh phúc và sảng khoái nhất. Nhưng nhiều lần qua những ngày sau Tết, anh cứ nôn nao nỗi nhớ ba mẹ, người thân. Điều này đã khiến chuyến du ngoạn chẳng thể phiêu hết mình như anh tưởng.

Được đi nhiều nơi, Na Sơn đã mắt thấy tai nghe những hoàn cảnh không may mắn khi đón Tết bên gia đình. Từ đó, anh hiểu ra một lẽ “Về nhà đón Tết, gia đình trên hết”. “Tôi cảm thấy may mắn hơn nhiều người vì đã kịp nhận ra ý nghĩa của ngày Tết bên gia đình khi chưa quá muộn màng”, Na Sơn chia sẻ.

Nhiếp ảnh gia Na Sơn: “Phượt Tết không phải là cách đi của tôi ” - xin bài edit, bài có clip ạ
 
 

Nhiếp ảnh gia Na Sơn: “Phượt Tết không phải là cách đi của tôi ” – xin bài edit, bài có clip ạ

Cái Tết sum vầy của người đàn ông ưa xê dịch

Với Na Sơn, thời điểm trước và trong Tết là lúc anh dành tất cả thời gian chuẩn bị cùng gia đình. Bên cạnh những hoạt động như cùng nhau gói bánh, đi chợ Tết, sơn sửa nhà cửa, bữa cơm đoàn viên của gia đình Na Sơn rất đặc biệt, bởi đó là lúc anh rôm rả kể về những câu chuyện, chuyến đi của mình suốt một năm vừa qua. Khoảng cách thế hệ trong gia đình anh dường như không còn nữa khi cả nhà hồi hộp, tự hào và hứng thú lắng nghe những câu chuyện anh kể. Khoảnh khắc đó khiến cho không khí gia đình anh lại càng thêm ấm áp, ý nghĩa vì sự thấu hiểu và yêu thương nhau.

Na Sơn cho biết anh cũng vi vu nhiều nên giờ mới hiểu thêm những khía cạnh khác của cuộc sống. Anh khuyên nhiều người trẻ có tư tưởng “Tết – vi vu là trên hết” cứ thử ra ga tàu, sân bay và trò chuyện với những nhân viên đường sắt, lái tàu hay phi công, tiếp viên và nghe họ chia sẻ tâm tư, ước mong da diết được về bên gia đình 3 ngày xuân sẽ hiểu. Hoặc nếu các bạn trẻ có cơ hội thì hãy lên những đồn biên phòng xa xôi – nơi có rất nhiều người không về quê ăn Tết. Khi đó, mỗi người sẽ nhận ra bản thân đã lãng phí những giây phút hạnh phúc, quý giá như thế nào.

Hưng Thịnh

Nguồn: Vnexpress.net