Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á – Âu

0
9
Cầu Bosphorus là một trong hai cây cầu treo bắc qua eo biển Bosphorus, được trang bị hệ thống đèn led đổi màu có hoa văn độc đáo làm rực sáng cây cầu vào ban đêm, tạo thành điểm nhấn hiện đại bên cạnh di tích lịch sử thành phố Istanbul.

Eo biển Bosphorus được tạp chí Mỹ Bussines Insider bình chọn là 1 trong 50 địa danh nên đến một lần trong đời. Đây là ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á, ngăn đôi thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cầu Bosphorus là một trong hai cây cầu treo bắc qua eo biển Bosphorus, được trang bị hệ thống đèn led đổi màu có hoa văn độc đáo làm rực sáng cây cầu vào ban đêm, tạo thành điểm nhấn hiện đại bên cạnh di tích lịch sử thành phố Istanbul.Cầu Bosphorus là một trong hai cây cầu treo bắc qua eo biển Bosphorus, được trang bị hệ thống đèn led đổi màu có hoa văn độc đáo làm rực sáng cây cầu vào ban đêm, tạo thành điểm nhấn hiện đại bên cạnh di tích lịch sử thành phố Istanbul.

Istanbul, thành phố lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ thường được cho là thuộc châu Âu, nhưng trên thực tế, nó nằm trên hai lục địa khác nhau và bị chia cắt bởi eo biển Bosphorus. Một phần của thành phố ở châu Âu, phần khác ở châu Á.
Eo biển Bosphorus có chiều dài 31km, nối Biển Đen với Biển Marmara, hình thành một đường biên giới tự nhiên giữa hai lục địa. Đây cũng là điểm cuối cùng của Con đường tơ lụa vang bóng một thời. Tới đây, bạn sẽ đi trên một con tàu du lịch từ bờ Á sang Âu chỉ mất 30 phút mà không cần xuất trình hộ chiếu.
Bờ Âu trông hiện đại hơn hẳn nhưng bờ Á thì yên tĩnh và mang nhiều nét truyền thống.
Tên Bosphorus trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “eo biển bò”, dựa theo thần thoại về thần Zeus. Truyền thuyết kể rằng thần Zeus đem lòng yêu Io, một phụ nữ xinh đẹp, thông minh. Tuy nhiên, vợ thần Zeus là nữ thần Hera phát hiện ra mối tình vụng trộm đã trở nên vô cùng giận dữ. Nhằm giúp người tình thoát khỏi sự ghen tuông của Hera, thần Zeus biến nàng thành con bò chạy trốn qua eo biển và cái tên Bosphorus ra đời.
Cùng xem chùm ảnh vô cùng diễm lệ của vùng eo biển có một không hai này qua góc máy của nhiếp ảnh gia Hachi8:

Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 1

Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 2Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 3Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 4Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 5Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 6Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 7Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 8Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 9Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 10Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 11

Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 12

Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 13

Người Việt đi xuyên eo biển hẹp nhất thế giới, nối liền hai châu Á - Âu - ảnh 14

  

Tin liên quan

  • Singapore không hề có cảnh đẹp nhưng vì sao chinh phục tôi hoàn toàn?
  • Đến phố cổ Québec, tôi ngỡ ngàng nét tương đồng với Đà Lạt xứ ta
  • Hành trình Amazing Tour khám phá vùng đất huyền thoại Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Thanhnien.vn