Nét Nam Bộ ở Festival Đờn ca tài tử

0
17
Bac-Lieu-8844-1398435417.jpg

Xuồng bơi giăng câu, những xóm chài lưới, tổ chim dồng dộc hay đặc sản cá lóc nướng trui… mang đậm nét Nam Bộ tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất.

Bac-Lieu-8844-1398435417.jpg

Cuối năm 2013, UNESCO vinh danh Đờn ca tài tử của Việt Nam là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Bạc Liêu được ví như chiếc nôi của loại hình nghệ thuật độc đáo này, với chủ đề “Tình người, tình đất phương Nam”, tối 25/4 Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất đã được khai mạc.

khong-gian-don-ca-tai-tu-5406-1398435417

Festival lần này gồm chuỗi 21 sự kiện góp phần tôn vinh loại hình nghệ thuật độc đáo của vùng đất Nam Bộ. Trong đó có không gian đờn ca tài tử dọc theo khu du lịch sinh thái Hồ Nam, TP Bạc Liêu gồm 21 chiếc nón lá là nơi sinh hoạt của 21 đơn vị đờn ca tài tử. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam, đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật độc đáo, vừa bình dân vừa bác học mang đậm chất Nam Bộ.

giao-luu-2567-1398435418.jpg

Ngoài việc giao lưu với du khách, các nghệ nhân của từng tỉnh, thành còn có điều kiện giao lưu, trao đổi với nhau về nghệ thuật chuyên môn. Kết thúc lễ hội, 21 nhóm nghệ nhân lần lượt đến các huyện trong tỉnh Bạc Liêu để giao lưu với người dân vốn yêu quý đờn ca tài tử nhưng không có điều kiện lên thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội.

Ca-Mau-7784-1398435418.jpg

Không gian đờn ca tài tử của tỉnh Cà Mau có xuồng bơi giăng câu và những xóm chày lưới của nông, ngư dân.

to-chim-7795-1398435418.jpg

Những tổ chim dồng dộc được trưng bày trong lễ hội sinh vật cảnh tại Festival Đờn ca tài tử, trong đó có tổ chim dài đến 1,4 m.

to-chim_1398483325.jpg

Theo các nghệ nhân, tổ dồng dộc được xem là độc đáo nhất trong các loài chim, kể cả giá trị nghệ thuật, công năng và tính năng khoa học. Kết cấu tổ dồng dộc luôn chia thành 2 phần. Đó là phần để dồng dộc mẹ đẻ, ấp trứng, nuôi con. Phần còn lại là một tổ võng có kích thước bằng một nửa tổ đẻ và nơi đây là điểm để dồng dộc trống, mái âu yếm nhau vào mùa mưa đồng thời là nơi để chim con tập bay.

don-kim_1398483373.jpg

Cây đờn kìm – một trong những nhạc cụ không thể thiếu của đờn ca tài tử. Chiếc đờn kìm này được trang trí bằng trái nhãn ngọt ngào như bài Dạ cổ hoài lang ở xứ Bạc Liêu.

thuyen-rong.jpg

Trên chiếc thuyền chở đầy cây trái của vùng đất Chín Rồng có chiếc đờn kìm – biểu tượng chính của Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất.

ca-loc-nuong_1398483777.jpg

Tại lễ hội ẩm thức của Festival, du khách được thưởng thức món cá lóc nướng trui mang đậm chất Nam Bộ.

thuyen-lua_1398483843.jpg

Ở Nam Bộ, hình ảnh quen thuộc là những chiếc thuyền câu hay xuồng ba lá chở đầy lúa vượt qua con kênh mọc đầy sen được tái hiện trong đêm khai mạc Festival Đờn ca tài tử.

3-non-la_1398484074.jpg

Nhà hát Cao Văn Lầu hình 3 chiếc nón lá tựa mái vào nhau. 3 chiếc nón lá này mang nhiều ý nghĩa như 3 miền Bắc – Trung – Nam gắn kết với nhau hay 3 dân tộc anh em Kinh – Hoa – Khmer sống chung một nhà ở xứ sở Công tử Bạc Liêu.

xe-co_1398484101.jpg

Tại Festival này có nét mới là đoàn xe cổ 19 chiếc xuất phát từ TP HCM chạy qua Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng và điểm đến là Bạc Liêu như một hành trình kết nối di sản văn hóa.

nu-canh-sat_1398484135.jpg

Để đảm bảo an toàn cho Festivali, hàng trăm cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự, phân luồng giao thông, kết hợp với thanh niên, sinh viên tình nguyện hướng dẫn du khách đến các địa điểm diễn ra các chương trình chính của Festival. Trong đó có nhiều nữ cảnh sát làm nhiệm vụ ở các ngã tư đường.

Ái Nam

Nguồn: Vnexpress.net